Kiểm toán

Kiểm toán

Kiểm toán là quá trình thu thập thông tin, đánh giá và kiểm chứng tính xác thực của những con số trong các báo cáo tài chính mà bộ phận kế toán cung cấp. Sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá, kiểm toán viên sẽ rút ra các kết luận và nhận định về thực trạng tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức.

Trong mắt các bậc phụ huynh thì kiểm toán nằm trong top những ngành nghề “ổn định, thu nhập cao và con đường phát triển rộng mở”. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi ngành Kiểm toán có những công việc gì? Kiểm toán và kế toán khác nhau ở đâu? Hay mức lương khi ra trường ngành kiểm toán là bao nhiêu hay chưa? Hãy cùng Spiderum đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên ngay dưới đây nhé!

Nghề Kiểm toán cần làm những công việc gì?

Theo định nghĩa, Kiểm toán (tiếng Anh là Audit) là quá trình thu thập thông tin, đánh giá và kiểm chứng tính xác thực của những con số trong các báo cáo tài chính mà bộ phận kế toán cung cấp. Sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá, kiểm toán viên sẽ rút ra các kết luận và nhận định về thực trạng tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức.

Trong quá trình làm việc, kiểm toán viên sẽ cần sử dụng các phương pháp đối chiếu, kiểm kê, diễn giải thông tin, quan sát,… để điều tra, xác minh tính đúng đắn, minh bạch của tài liệu và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính đó.

Nghề kiểm toán được chia ra thành nhiều lĩnh vực như: Kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán tài sản cố định, kiểm toán ngân hàng,… Do có nhiều vị trí và lĩnh vực khác nhau nên cách chia dễ nhất là phân chia nghề kiểm toán theo chủ thể, gồm:

  • Kiểm toán Nhà nước: Đối tượng làm việc của kiểm toán Nhà nước và các doanh nghiệp, công ty trực thuộc Nhà nước. Kiểm toán viên Nhà nước làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện công tác kiểm toán theo quy định pháp luật.
  • Kiểm toán nội bộ: Vị trí này thường làm việc trong một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nhất định và chỉ có thẩm quyền kiểm toán theo yêu cầu từ các cấp lãnh đạo cao nhất.
  • Kiểm toán độc lập: Gồm các công ty, tổ chức chuyên về lĩnh vực kiểm toán và cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Các công ty, tổ chức này sẽ nhận yêu cầu từ khách hàng để tiến hành công tác kiểm toán báo cáo tài chính, giấy tờ được cung cấp. Hình thức kiểm toán độc lập hay kiểm toán bên thứ 3 này rất được ưa chuộng trong các thương vụ làm ăn giữa 2 doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm của Kiểm toán viênKiểm toán là gì? Tất tần tật thông tin về ngành kiểm toán

Quá trình hội nhập và quốc tế hóa nền kinh tế khiến nhu cầu kiểm toán trên thị trường ngày càng gia tăng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiểm toán khi ra trường có cơ hội đảm nhiệm những vị trí sau:

  • Kiểm toán viên
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính
  • Thủ quỹ
  • Giảng viên ngành Kế toán – Kiểm toán
  • Thanh tra kinh tế
  • Quản lý tài chính
  • Tư vấn viên kế toán – kiểm toán

Mỗi vị trí trên đều có lộ trình thăng tiến lên cấp Quản lý hoặc Trưởng phòng/bộ phận sau 5 – 7 năm. Mức lương trung bình khi ra trường tại các vị trí dao động ở mức 5 – 10 triệu VNĐ/tháng, khi lên các vị trí cao hơn, mức lương sẽ tăng dần tùy vào cơ quan, tổ chức mà bạn làm việc.

Đặc biệt, nếu làm việc trong ngành Kiểm toán, chắc hẳn bạn sẽ ít nhất 1 lần từng nghe đến cụm từ “Big4”. Big4 bao gồm 4 công ty Kiểm toán lớn nhất thế giới: Ernst & Young, KPMG, PwC và Deloitte. Đây là những tập đoàn mà rất nhiều kiểm toán viên mong muốn được làm việc trong đời.

Muốn làm Kiểm toán cần những kiến thức và kỹ năng gì?

Kiểm toán không phải là một công việc có thể làm trái ngành. Các nhiệm vụ của kiểm toán yêu cầu người làm nắm rất vững kỹ năng chuyên môn và kiến thức chung của ngành. Theo tiêu chuẩn quy định pháp luật, kiểm toán viên bắt buộc phải có bằng cử nhân tốt nghiệp đại học ngành Tài chính – Ngân hàng – Kế toán – Kiểm toán. Không những vậy, đa số các công ty, tổ chức hiện tại đều yêu cầu ứng viên có thêm một số chứng chỉ như: Chứng chỉ CPA, chứng chỉ CFA, chứng chỉ CMA, chứng chỉ CIA, chứng chỉ ACCA,…

Bên cạnh tiêu chuẩn về kiến thức, người làm kiểm toán cũng có những yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp. Vì là người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp của các số liệu do kế toán thống kê nên kiểm toán phải là một người có tính cẩn trọng và trung thực. Khối lượng công việc của kiểm toán thường khá nhiều và bận bịu vào cuối năm tài chính nên họ cũng cần khả năng chịu áp lực lớn, khả năng làm việc cường độ cao.

Không những vậy, kiểm toán viên còn phải có quan điểm vững vàng và thượng tôn pháp luật, không bị chi phối bởi các ý kiến từ khách hàng hay bị mua chuộc.

Trường đại học nào đào tạo ngành Kiểm toán?

Kế toán – Kiểm toán là nhóm ngành được đào tạo và giảng dạy ở hầu hết các trường khối ngành kinh tế. Danh sách dưới đây là các trường có chất lượng đầu ra ngành Kiểm toán được giới chuyên môn đánh giá cao mà Spiderum đã tổng hợp được:

  • Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Kinh tế Quốc dân
    • Đại học Ngoại thương
    • Đại học Công Nghiệp
    • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Đại học Thương mại
    • Đại học Điện lực
    • Đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh
    • Đại học Tài chính – Kế toán
    • Học viện Tài chính
    • Học viện Ngân hàng
    • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội 
    • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Khu vực miền Trung:
    • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Khu vực miền Nam:
    • Đại học Mở – TP. HCM
    • Đại học Kinh tế TP.HCM
    • Đại học Ngân hàng TP.HCM
    • Đại học Hồng Bàng
    • Đại học Cần Thơ
    • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
    • Đại học Hoa Sen
    • Đại học Ngoại thương (Cơ sở phía Nam)

Có nhiều ý kiến nhận xét rằng, nghề Kiểm toán ở nước ngoài là một nghề “hái ra tiền”. Có thể nói nhận xét này khá đúng đắn. Vì là ngành cần nhiều chất xám, nên thu nhập của kiểm toán viên nước ngoài luôn thuộc hàng “khủng”.

Bởi vậy nên chất lượng đào tạo ngành Kiểm toán được tập trung phát triển rất chuyên sâu. Nếu muốn du học ngành Kiểm toán, bạn có thể chọn Úc hoặc Canada. Đây là 2 quốc gia nổi tiếng về chất lượng đào tạo các ngành kinh tế nói chung và Kiểm toán nói riêng. Ngoài ra, Mỹ hay các nước châu Âu cũng là những sự lựa chọn không tồi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành Kiểm toán mà Spiderum đã cập nhật được. Hy vọng rằng bài viết không chỉ giúp các bạn đọc có cái nhìn tổng quan về nghề này mà còn giúp các kiểm toán viên tương lai vững tin hơn vào lựa chọn của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *