Từ A – Z ngành Kinh tế phát triển: Cơ hội phát triển rộng mở sau khi ra trường

Từ A – Z ngành Kinh tế phát triển: Cơ hội phát triển rộng mở sau khi ra trường

Kinh tế phát triển là một ngành khoa học kinh tế có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích và giải thích các xu hướng, quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Mục đích cuối cùng là đưa ra các cơ sở lý thuyết về phát triển kinh tế sát với thực tiễn nhất, giúp các nước đang phát triển có thể áp dụng để đưa nền kinh tế tăng trưởng lên cao.

Kinh tế phát triển là một ngành học tương đối xa lạ với khá nhiều bạn trẻ. Thoạt nghe thì có vẻ ngành nghề này thiên về cải tạo, đổi mới và phát triển nền kinh tế quốc gia. Nhưng sự thật có đúng là như vậy không? Hãy cùng Spiderum tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Kinh tế phát triển là ngành gì?

Kinh tế phát triển, tiếng Anh là Development Economics, là một ngành khoa học kinh tế có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích và giải thích các xu hướng, quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Mục đích cuối cùng là đưa ra các cơ sở lý thuyết về phát triển kinh tế sát với thực tiễn nhất, giúp các nước đang phát triển có thể áp dụng để đưa nền kinh tế tăng trưởng lên cao.

Ngoài lý thuyết chung thì người làm Kinh tế phát triển còn cần nghiên cứu cụ thể tình hình kinh tế – chính trị – xã hội của từng quốc gia để đưa ra lý thuyết về lộ trình phát triển phù hợp với đất nước đó. Lý thuyết này cần giải quyết những vấn đề chưa tiến bộ, phát huy những điểm mạnh của quốc gia.

Song song với đó, ngành Kinh tế phát triển còn cần phân tích kinh tế của các nước phát triển để rút ra những bài học kinh nghiệm, học tập những thành công nhằm bổ trợ cho mục đích cuối cùng đã nêu ở trên. Cho đến thời điểm hiện tại, ngành kinh tế phát triển được đánh giá là ngành học có tính ứng dụng cao và cơ hội việc làm rất rộng mở.

Học Kinh tế phát triển ra trường làm gì?Ngành kinh tế phát triển là gì? Cơ hội nghề nghiệp - JobsGO Blog

Cử nhân ngành Kinh tế phát triển khi ra trường sẽ có kiến thức chuyên môn để làm các công việc như:

  • Tìm kiếm thông tin, phân tích thực trạng kinh tế – chính trị – xã hội của một quốc gia hay một cộng đồng
  • Lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển kinh tế
  • Nghiên cứu, phân tích, hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế
  • Tư vấn phát triển kinh tế
  • Nhân viên/Chuyên viên hoạch định tài chính
  • Nhân viên phân tích đầu tư
  • Kỹ sư kinh tế xây dựng
  • Giảng dạy ngành Kinh tế phát triển tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu

Với kiến thức chuyên môn sâu rộng và khả năng làm việc có tính ứng dụng cao như trên, cử nhân Kinh tế phát triển có vô vàn sự lựa chọn về tổ chức làm việc:

  • Cơ quan Nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội
  • Các bộ phận và cơ quan như Bộ, Sở, Ban, Ngành tại các tỉnh, thành phố
  • Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, học viện
  • Bộ phận phát triển kinh tế trong các công ty, tổ chức, doanh nghiệp quốc tế

Mức lương trung bình của sinh viên kinh tế phát triển mới ra trường dao động trong khoảng 5 – 8 triệu VND/tháng. Với những bạn đã có kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn vững vàng, năng lực cao thì con số này sẽ ở mức 7 – 12 triệu VND/tháng. Tuy mức lương khởi điểm chỉ ngang với các ngành Kinh tế khác nhưng Kinh tế phát triển được đánh giá là ngành có cơ hội phát triển, thăng tiến rộng mở và lương thưởng, đãi ngộ rất hấp dẫn.

Làm ngành Kinh tế phát triển cần kỹ năng gì?

Các kiến thức chuyên môn ngành Kinh tế phát triển được đào tạo trong trường đại học là: Quản lý quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở các cấp, ngành và lĩnh vực; Phân tích, dự báo kinh tế – xã hội; Mô hình hóa tăng trưởng kinh tế; Phân tích và thẩm định, chỉ đạo thực hiện các dự án phát triển;…

Bên cạnh đó, người làm Kinh tế phát triển rất cần kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ toàn cầu như tiếng Anh, Trung hay Latin. Ngoài ra, một số kỹ năng mềm và nhóm tính cách thường thấy ở người làm nghề này còn có:

  • Năng động, tự tin, quyết đoán, mạnh mẽ
  • Giao tiếp tốt, có kỹ năng thương lượng, đàm phán
  • Có kỹ năng thu thập và phân tích, xử lý thông tin
  • Đam mê nghiên cứu, thích hướng phát triển theo con đường học thuật
  • Chịu được áp lực trong công việc
  • Có trách nhiệm trong công việc

Học ngành Kinh tế phát triển ở đâu?

Hầu như tất cả các trường đại học kinh tế tại Việt Nam đều có giảng dạy môn Kinh tế phát triển. Dưới đây là danh sách những trường được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy ngành nghề này mà Spiderum đã tổng hợp được:

  • Miền Bắc:
    • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
    • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Học viện Chính sách và Phát triển
    • Đại học Ngoại thương (FTU)
    • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB)
    • Đại học Thương mại (TMU)
  • Miền Trung:
    • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Phạm Văn Đồng
  • Miền Nam:
    • Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
    • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) (UEL)
    • Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM (UEF)
    • Đại Học Tài Chính – Marketing (UFM)

Khi tuyển dụng vị trí nhân viên lĩnh vực Kinh tế phát triển, một số doanh nghiệp chỉ yêu cầu ứng viên có kiến thức kinh tế cơ bản. Vậy nên nếu bạn có niềm yêu thích và muốn theo đuổi ngành Kinh tế phát triển thì ngoài các trường kể trên, bạn hoàn toàn có thể theo học tại bất kỳ trường đại học nào có đào tạo ngành Kinh tế.

Nếu muốn du học ngành Kinh tế phát triển, bạn có thể theo học tại các trường đại học, cao đẳng hay học viện đào tạo kinh tế của các nước như Mỹ, Singapore, Úc, Anh, New Zealand hay Canada. Đây đều là các nước phát triển, trung tâm kinh tế của thế giới và cũng là nơi có các trường đại học kinh tế top đầu.

Có thể thấy Kinh tế phát triển là một ngành còn non trẻ, cần nguồn nhân lực dồi dào. Hy vọng qua bài viết này của nhà Nhện, bạn đã có cho mình cái nhìn tổng quan về một ngành nghề kinh tế rất tiềm năng và có thêm sự lựa chọn cho con đường phát triển của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *