[PHẦN 2] Lộ trình nào cho Web Developer: Front-end Developer, Back-end Developer hay Full Stack Developer?

[PHẦN 2] Lộ trình nào cho Web Developer: Front-end Developer, Back-end Developer hay Full Stack Developer?

Nối tiếp chủ đề về Web Developer, ở bài viết này, Spiderum sẽ cùng bạn đi sâu hơn về Back-end Developer và Full Stack Developer để các bạn đang quan tâm đến mảng Web Career có cái nhìn rõ hơn về ngành nghề này để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn nhé!

Ở bài viết trước, chúng mình đã biết “Công việc của Web Developer là gì?” và “Front-end Developer là gì?”. Nối tiếp chủ đề về Web Developer, ở bài viết này, Spiderum sẽ cùng bạn đi sâu hơn về Back-end Developer và Full Stack Developer để các bạn đang quan tâm đến mảng Web Career có cái nhìn rõ hơn về ngành nghề này để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn nhé!

Back-end Developer

Nếu Front-end là tất cả những gì hữu hình được hiển thị khi người dùng truy cập vào một trang web thì Back-end là phần chìm của “tảng băng” website mà người dùng không nhìn thấy được.

Back-end thường bao gồm 3 phần: Máy chủ, Ứng dụng và Cơ sở dữ liệu. Như vậy, Back-end developer sẽ là người quyết định cách thức website được vận hành, xử lý mọi logic nghiệp vụ phức tạp giúp cho hệ thống của trang web hoạt động một cách trơn tru.

Công việc của một lập trình viên Back-end

Coding logic phía máy chủ

  • Xác thực người dùng: Đảm bảo rằng các chi tiết tài khoản của người dùng là chính xác, đảm bảo người dùng có quyền để xem những nội dung thuộc quyền hạn mà họ được xem.
  • Kiểm soát trình tự: Đảm bảo trình tự được thực hiện trên trang web không có bất kỳ sai sót nào.
  • Tối ưu hóa: Đảm bảo rằng mọi phần chức năng của trang web hoạt động một cách nhanh nhất có thể.

Tự động hóa thông báo

Những tác vụ hay thông báo như: Tin nhắn trả lời tự động, Email xác thực tài khoản khi đăng ký tài khoản trên một diễn đàn mạng hay tin nhắn mã OTP khi giao dịch qua ứng dụng ngân hàng online,… đều có đặc điểm chung là mang tính chất tương đồng về nội dung, cần lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Vậy nên, nếu những hoạt động này nếu không được thực hiện tự động hóa thì các doanh nghiệp, tổ chức sẽ tốn rất nhiều chi phí nhân sự và chi phí duy trì hoạt động.

Việc tự động hóa các thông báo này sẽ do các Back-end Developer đảm nhiệm. Back-end Developer sẽ viết các lệnh, mã code để tiến hành quá trình tự động hóa và đưa mọi hoạt động vào một quy trình được lập trình sẵn.

Xác nhận dữ liệu

Back-end Developer cũng chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống. Tất cả những dữ liệu khi người dùng để lại trên web cần đều được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu. Để làm được tác vụ đó, Back-end Developer phải tạo ra các quy trình đảm bảo rằng dữ liệu được nhập là hợp lệ trước khi thực hiện các điều chỉnh phía máy chủ. Bất kỳ thông tin nào được đăng nhập trên trang web đều phải được xác thực bằng mã code được viết bởi Back-end Developer trước khi được lưu vào cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra, Back-end Developer còn đảm nhận công việc truy cập vào các cơ sở dữ liệu khác nhau được duy trì bởi website. Việc này giúp hệ thống thực hiện các yêu cầu, hợp lý hóa quy trình truy cập cơ sở dữ liệu để tải trang web và đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định. 

Hành trang để trở thành Back-end Developer

Các công cụ cần cho phát triển Back-end bước đầu cũng giống với các kiến thức mà một Front-end Developer ở trình độ Entry Level cần trang bị. Về chuyên sâu, một Back-end Developer cần nắm vững những kiến thức về Database SQL, PHP, Python,…Back-end Developer - Mô tả công việc chi tiết | TECHVIFY Careers

Database SQL

Hầu hết các hệ thống back-end đều được kết nối với một số loại cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu cho ứng dụng. Các Back-end Developer có nhiệm vụ viết, đọc và xử lý dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu này; đôi khi, Back end Developer còn cần xử lý cả những dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác. Bởi vậy, việc có các kỹ năng về database SQL là cực kỳ quan trọng.

Một số cơ sở dữ liệu thường dùng ngày nay là: MS SQL Server, MySQL,…

Ngôn ngữ server

Các lập trình viên Backend không nhất thiết phải thành thạo quá nhiều ngôn ngữ lập trình, tuy nhiên phải thuần thục ít nhất 2-3 ngôn ngữ tiêu biểu như PHP, Ruby, Python,… Bên cạnh ngôn ngữ lập trình thì framework cũng là công cụ đắc lực cho Back end Developer. Có kiến thức về các framework như Ruby on Rails, CakePHP, .NET, CodeIgniter,… sẽ giúp Back-end Developer phát triển hệ thống nhanh gọn và dễ dàng hơn.

Ngoài 2 mảng đề cập ở trên, trong quá trình học tập, các lập trình viên Back-end sẽ được tiếp cận với các kiến thức nền về web, cách viết Web Service, cách đăng nhập và phân quyền và kiến thức về CMS (WordPress, Joomla, Umbraco,…).

Full Stack Developer

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, Full Stack Developer là sự kết hợp của cả Back-end và Front-end Developer. Vậy cụ thể “Full Stack là gì?” và “Muốn trở thành lập trình viên Full Stack cần học những gì?”. Hãy cùng Spiderum tiếp tục tìm hiểu qua phần bài viết dưới đây nhé!

Công việc của Full-Stack Developer

Lập trình viên Full-Stack là người phụ trách cả Front-end lẫn Back-end của hệ thống. Full Stack Developer sẽ là người vừa có khả năng tư duy logic để phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, vừa có thể ứng biến linh hoạt với CSS tối ưu hóa phương thức hiển thị của website.

Những công việc của Full Stack Developer chủ yếu liên quan tới:

  • Máy chủ, mạng và hosting; kiến thức về phần cứng, hệ điều hành, thiết lập môi trường hệ thống để triển khai ứng dụng
  • Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, sử dụng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (MySQL, SQL Server, NoSQL, …) và thiết lập truy vấn
  • Sử dụng đa dạng nhiều ngôn ngữ server-side như Ruby, Python, PHP, Java,… để viết các ứng dụng và dịch vụ web
  • Front-end code: HTML5, CSS3, Javascript và các framework như Bootstrap, Jquery, AngularJS,…
  • UI/UX
  • Làm việc với khách hàng, giao tiếp và tìm hiểu yêu cầu từ khách hàng để tạo ra được trang web như mong muốn 

Làm Full-Stack Developer cần gì?

Có thể nói các lập trình viên Full Stack là những nhân tố đa tài, với yêu cầu cao về công việc và lĩnh vực làm việc liên quan khá rộng. Họ cần có kiến thức bao quát từ Internet, CSDL, User Interface, API, Bảo mật,… cho đến khả năng làm việc chuyên nghiệp trên cả server side và client side cùng độ linh hoạt cực cao để có thể học và ứng dụng vào dự án một cách nhanh chóng.

Nếu muốn trở thành một Full-Stack Developer, các lập trình viên tương lai cần trang bị cho mình:

  • Kiến thức về ngôn ngữ lập trình Front-end cơ bản:  HTML, CSS3 và Javascript
  • Kiến thức ngôn ngữ lập trình Back-end phổ biến và các framework
  • Hiểu và biết vận hành các công cụ quản lý code như Git, SVN, Mercury
  • Hiểu biết về một số cơ sở dữ liệu
  • Kiến thức về Web gồm tên miền cho website, hosting hoặc server chứa source-code
  • Kiến thức về quản trị server, cài đặt hệ điều hành, cài đặt web server
  • Những công cụ phổ biến mà Full-stack Developer cần phải biết gồm:

Bootstrap

Thời kỳ đầu, CSS được xem là kỹ năng chính của Front-end Developer. Sau này, khi công nghệ xây dựng web phát triển, Bootstrap xuất hiện và dần thay vị trí của CSS. Hiện nay, Bootstrap là một trong số những framework được sử dụng nhiều nhất trong làm web.

React JS

Những năm trở lại đây, React hay ReactJS là framework có giao diện người dùng phổ biến nhất cho các nhà phát triển web. React JS được cho là một sự lựa chọn thông minh với lập trình viên JavaScript để phát triển Front-end.

Spring boot

Với Spring Boot, các lập trình viên có thể giải quyết những bài toán từ việc sử dụng Spring để phát triển Java website. Framework này có khả năng nâng cao hiệu suất, giúp lập trình viên tạo dự án web Java mới với sự đơn giản hóa các khâu và tiết kiệm thời gian.

Flask 

Flask là một framework Python phổ biến mà các Full Stack Developer sử dụng để phát triển web. Flask là một microframework cho phép Web Developer xây dựng nền tảng ứng dụng web vững chắc.

Nếu bạn còn đang phân vân không biết mình phù hợp với vị trí nào của ngành Web Developer và muốn thử sức ở tất cả các vị trí, thì học về HTML và CSS là những lựa chọn thông minh nhất. Bởi bất kể là Front-end hay Back-end, Full-stack Developer đều cần HTML và CSS như một tầng nền móng cơ bản cần thiết nhất.

Và ngành nghề nào cũng vậy, chỉ những kiến thức chuyên môn thôi là chưa đủ. Các bạn làm Web Developer luôn cần trau dồi và trang bị cho mình những kỹ năng mềm để bổ trợ, giúp ích cho công việc của mình. Một số kỹ năng mà các bạn trẻ ngày nay có thể phát triển ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường như: Kỹ năng đàm phán – thuyết phục, Kỹ năng Giao tiếp hiệu quả, Kỹ năng Office, Kỹ năng tự học, Ngoại ngữ,…

Ngôi trường nào là nơi lý tưởng để bắt đầu con đường trở thành Web Developer?

Các ngành học thuộc mảng Công nghệ thông tin hiện đang đứng “TOP” các ngành được tập trung đẩy mạnh đào tạo bởi độ khan hiếm nhân sự có năng lực, chuyên môn cao. Chính vì sức hút của ngành mà rất nhiều trường học, thậm chí là tổ chức cá nhân mở khoa – lớp đào tạo nhân sự IT. Vậy nên, cân nhắc, lựa chọn một nơi để gửi gắm giấc mơ trở thành Web Developer là một việc rất quan trọng.

Một vài trường đại học chính quy đào tạo lập trình viên Web tại Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và chuyên môn là:

  • Trường Đại học Bách Khoa
  • Trường Học viện Kỹ thuật quân sự
  • Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
  • Trường Đại học Bách Khoa
  • Trường Đại học FPT
  • Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech

Nếu may mắn có cơ hội học tập ở nước ngoài thì những nước phát triển sớm và nhanh chóng, đứng top đầu đào tạo Công nghệ thông tin như Mỹ, Anh, Úc, Singapore sẽ là điểm đến tuyệt vời cho các nhà phát triển web trong tương lai. 

  • Các trường đại học ở Mỹ:
    • Massachusetts Institute of Technology
    • Stanford University
    • University of California-Berkeley
    • Carnegie Mellon University
    • University of Illinois-Urbana-Champaign
  • Các trường đại học ở Anh:
    • Imperial College London
    • Loughborough University
    • Swansea University
    • University of Surrey
    • Durham University
  • Các trường đại học ở Úc:
    • University of New South Wales (UNSW Sydney)
    • University of Melbourne
    • Monash University
    • University of Sydney
    • Australian National University
  • Các trường đại học ở Singapore:
    • Nanyang Technological University
    • The National University of Singapore (NUS)
    • Singapore Management University

Nếu chưa có điều kiện theo học các trường chính quy hay hệ thống đào tạo của các đơn vị giáo dục thì bạn hoàn toàn có thể tự tìm hiểu, khám phá, trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về Web Developer nhờ các nguồn tài liệu phong phú trên Internet. Với nghề lập trình web này, không phải bằng cấp, kinh nghiệm làm việc thực tế mới là điểm cộng lớn nhất để các doanh nghiệp lựa chọn lập trình viên tài năng cho công ty giữa hàng trăm ứng viên công nghệ thông tin khác.

Hy vọng rằng, những chia sẻ của Spiderum xuyên suốt 2 phần về “Lộ trình cho Web Developer” đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích, đem đến cái nhìn tổng quan về đặc tính, cơ hội nghề nghiệp và lộ trình đào tạo đối với nghề Web Developer.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *