Cần trang bị những gì để trở thành một Content Creator thành công?

Cần trang bị những gì để trở thành một Content Creator thành công?

Content creator là một thuật ngữ khá phổ biến được sử dụng trong ngành Marketing, đặc biệt là lĩnh vực Truyền thông – Quảng Cáo. Hiểu một cách đơn giản, “content” là “nội dung”, “creator” là người sáng tạo, vậy content creator chính là người sáng tạo nội dung

Content creator là gì và những câu hỏi xung quanh nghề này hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của không chỉ các bạn sinh viên mà còn từ nhiều người đã đi làm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về nghề và những kỹ năng cần thiết để trở thành một content creator chuyên nghiệp.

Content creator là gì?

Content creator là một thuật ngữ khá phổ biến được sử dụng trong ngành Marketing, đặc biệt là lĩnh vực Truyền thông – Quảng Cáo. Hiểu một cách đơn giản, “content” là “nội dung”, “creator” là người sáng tạo, vậy content creator chính là người sáng tạo nội dung.

Đúng như tên gọi của mình, công việc của content creator là sáng tạo và sản xuất ra các nội dung nhằm mục đích truyền tải thông điệp đến công chúng thông qua các hình thức thể hiện như: Văn bản, blog, email, infographic, ebooks, hình ảnh, video, podcast, âm thanh,…

Công việc trên không phải đơn thuần là sao chép hay “xào” lại ý tưởng từ nhiều nguồn mà quan trọng là cần đưa sự sáng tạo của mình vào nội dung để thu hút sự chú ý của công chúng đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Vậy nên đôi khi công việc của content creator sẽ gồm cả việc vừa viết bài, vừa chụp hình, thiết kế ảnh, vừa biên tập clip và kiêm luôn việc đăng bài – quản lý đạt kết quả tốt.

Trong thời đại 4.0, khi truyền thông số ngày càng phát triển mạnh và có được chỗ đứng nhất định thì các content creator cũng dần khẳng định được tầm quan trọng của mình.

Content creator cần chuẩn bị những kiến thức gì?Content creator là gì? Cơ hội việc làm cho người mới bắt đầu

Content creator đảm nhận đa dạng công việc trên nhiều nền tảng khác nhau như mạng xã hội, blog, podcast, nền tảng video, livestream, thông cáo báo chí,… Do vậy, họ cần có kiến thức đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Có thể điểm danh một vài kỹ năng cơ bản như:

  • Phân tích thương hiệu:

Content creator có thể tham gia vào đánh giá thương hiệu một cách toàn diện từ hình ảnh, tông điệu, điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược từ các đối thủ và đề xuất những chiến lược tiềm năng. Từ đó, họ sẽ định hình được cách thể hiện đúng mục tiêu, tầm nhìn mà thương hiệu muốn truyền tải.

  • Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO):

Nhiều người cho rằng chỉ những SEO-ers mới có thể đảm nhận công việc này. Tuy nhiên, content creator cũng cần nắm được kiến thức và kỹ thuật SEO cơ bản để áp dụng vào công việc sáng tạo nội dung, giúp tăng hiệu quả bài viết hay thông điệp mà họ muốn thể hiện.

  • Cách lên ý tưởng nội dung:

Là một content creator, chắc chắn việc tham gia vào lên ý tưởng nội dung là không thể thiếu. Content creator cần xác định rõ mục tiêu của nội dung và đối tượng mà chủ đề hay thương hiệu muốn hướng tới.

  • Content Writing/Copywriting:

Nhắc tới công việc của content creator/ Copywriter thì không thể bỏ qua việc viết nội dung. Nội dung viết rất đa dạng tuỳ vào mục đích, đối tượng người đọc và nền tảng đăng tải. Những nội dung này đều có mục đích cuối cùng là để bán hàng hoặc truyền thông cho sản phẩm, thương hiệu, bao gồm nhiều loại nội dung viết khác nhau như bài đăng trên mạng xã hội, blog, hay case study.

  • Kiến thức về thiết kế và công cụ thiết kế:

Ngoài viết ra thì các yếu tố về hình ảnh vô cùng quan trọng trong sáng tạo nội dung. Hình ảnh được thiết kế chỉn chu, bắt mắt sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. Thiết kế hình ảnh còn có mối liên hệ mật thiết với nhận diện thương hiệu. Những sản phẩm thiết kế phổ biến là bộ quảng cáo, banner, infographics,…

Bởi vậy, với định hướng trở thành người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp thì việc chuẩn bị kỹ càng về kiến thức thiết kế và thành thục kỹ năng sử dụng công cụ thiết kế cơ bản sẽ tăng khả năng cạnh tranh khi ứng tuyển của bạn.

Cơ hội nào cho content creator?

Trên thực tế, trong những năm gần đây, với sự bùng nổ của ngành Marketing thì nhu cầu về nhân sự trong nghề content creator là vô cùng lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm được bài đăng tuyển dụng vị trí content creator tại bất kỳ website tìm việc nào. Có rất nhiều lựa chọn về vị trí công việc cho người làm sáng tạo nội dung như: In-house, agency hoặc các phòng ban marketing trong tập đoàn, tổ chức,…

Ngoài ra, content creator cũng có thể trở thành một freelance content creator – công việc sáng tạo cho phép bạn làm việc ở bất cứ đâu.

Theo nhiều thống kê, mức thu nhập của một chuyên viên content creator dao động từ $394 – $517. Ở cấp quản lý, mức thu nhập có thể lên $700 – $1000. Tuy nhiên, cũng như các công việc khác, mức thu nhập sẽ phụ thuộc theo vị trí, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn và quy mô công ty.

Nếu là content creator tự do, phát triển các kênh thuộc sở hữu của mình thì thu nhập có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng như việc sáng tạo nội dung trên TikTok hay sáng tạo nội dung Youtube.

Content creator học ngành gì?

Hiện tại, các trường đại học tại Việt Nam hay thế giới đều chưa có sự tách biệt hẳn chuyên ngành content với truyền thông hay quảng cáo. Bởi vậy, để trở thành content creator sau khi tốt nghiệp, các bạn đam mê nghề này có thể tham khảo các trường có đào tạo ngành Marketing truyền thống, hoặc Truyền thông đa phương tiện.

Một số gợi ý để bạn đọc tham khảo như:

  • Trường đại học chính quy tại Việt Nam:
    • Khu vực miền Bắc:
      • Đại học Kinh tế quốc dân (Ngành Marketing)
      • Đại học Hà Nội (Chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện/ Marketing)
      • Đại học Thương Mại (Chuyên ngành Marketing)
      • Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Chuyên ngành Truyền thông)
    • Khu vực miền Nam:
      • Đại học Kinh tế TP. HCM (Chuyên ngành Marketing)
      • Đại học Mở TP. HCM (Chuyên ngành Marketing)
      • Đại học Tài chính – Marketing (Chuyên ngành Marketing)
      • Đại học Hoa Sen (Chuyên ngành Marketing)
      • Đại học Tôn Đức Thắng
      • Đại học Hồng Bàng
  • Trường quốc tế/liên kết quốc tế tại Việt Nam:
    • Đại học RMIT (Chuyên ngành Digital Marketing/ Professional Communication)
    • Đại học LATROBE (Chuyên ngành Marketing Tài chính)
  • Du học ngành Marketing: Đối với các bạn có thể chi trả mức học phí cao hơn thì phương án du học có lẽ là lựa chọn tuyệt vời. Bởi vừa có thể trau dồi kiến thức ngành với bạn bè thế giới lại vừa có thể trải nghiệm văn hóa ở nước bạn. Một số các trường được đánh giá cao trong đào tạo ngành Marketing như:
    • Đại học East Anglia (UEA), Vương Quốc Anh: Top 15 trường đại học theo đánh giá của The Times/The Sunday Times 2018. Đặc biệt, khóa học Marketing của trường đứng ở vị trí thứ 8 trong top trường đào tạo Marketing tốt nhất tại Vương Quốc Anh theo bảng xếp hạng The Complete University Guide 2019. Với mức học phí £15.600/năm (khoảng 480 triệu VNĐ), trường còn có nhiều chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên quốc tế. Các chương trình học bổng bậc đại học gồm các mức từ £2000 – £10.000 cho mỗi năm học.
    • Đại học Iowa State, Mỹ: Với mức học phí khoảng USD 23.700 (khoảng 550 triệu VNĐ), trường có các mức hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên quốc tế từ 2.000 USD đến 10.000 USD/năm. Sinh viên sẽ cần đính kèm điểm bài kiểm tra SAT hoặc ACT vào hồ sơ ứng tuyển để được xét tuyển học bổng.
    • Đại học Curtin, Úc: Được xếp hạng trong nhóm 20 trường đại học trẻ thế giới, theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS Top 50 Under 50. Với mức học phí khoảng A$ 28.600/năm (khoảng 460 triệu VNĐ), các khóa học đem lại cho sinh viên những kiến thức thực tế về ngành cùng những môn học mang tính ứng dụng cao như phân tích dữ liệu và trải nghiệm người dùng, Digital Marketing hay quản trị thương hiệu.

Trên đây là những thông tin tổng quan về nghề sáng tạo nội dung, cũng như công việc của content creator. Hy vọng bài viết đã gỡ rối cho câu hỏi “Content creator là gì?” được nhắc đến tại đầu bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *