Nghề đạo diễn: Những thách thức và cơ hội phát triển

Nghề đạo diễn: Những thách thức và cơ hội phát triển

Đạo diễn là người chịu trách nhiệm, chỉ đạo và quản lý quá trình sản xuất một bộ phim. Do đó, có thể nói họ là người có nhiều quyền hạn và tiếng nói nhất trong đoàn làm phim.
Bên cạnh đạo diễn phim còn có đạo diễn sân khấu, đạo diễn chương trình, đạo diễn âm thanh – ánh sáng,…

Trong địa hạt của sáng tạo nghệ thuật, không thể không nhắc đến vị trí đạo diễn. Nhiều người thường truyền tai nhau rằng nghề đạo diễn là nghề hốt bạc tỷ, được chỉ huy những người nổi tiếng và là người ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của một bộ phim. Điều này liệu có đúng không? Hãy cùng Spiderum tìm hiểu về nghề đạo diễn để kiểm chứng tính xác thực của những tin đồn trên nhé!

Khái quát về đạo diễn?

Một cách khái quát nhất, đạo diễn là người chịu trách nhiệm, chỉ đạo và quản lý quá trình sản xuất một bộ phim. Do đó, có thể nói họ là người có nhiều quyền hạn và tiếng nói nhất trong đoàn làm phim.

Bên cạnh đạo diễn phim còn có đạo diễn sân khấu, đạo diễn chương trình, đạo diễn âm thanh – ánh sáng,… Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, Spiderum sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về mảng đạo diễn phim ảnh nhé! Chỉ riêng lĩnh vực phim ảnh đạo diễn đã có thể làm việc ở đa dạng các thể loại khác nhau tùy theo sở trường và sở thích như:

  • Đạo diễn phim truyện
  • Đạo diễn phim tài liệu
  • Đạo diễn phim hoạt hình
  • Đạo diễn phim truyền hình
  • Đạo diễn phim quảng cáo

Công việc của đạo diễn có những gì?Đạo diễn Victor Vũ ra mắt phim dài tập đầu tay trên 177 quốc gia

Công việc của đạo diễn sẽ có sự thay đổi theo 3 giai đoạn lớn:

Trước khi khởi quay:

Đạo diễn sẽ là người định hướng nghệ thuật cho bộ phim được sản xuất. Công việc này đòi hỏi người đạo diễn phải xác định thể loại, nội dung của bộ phim, đối tượng khán giả hướng tới, trang phục và đạo cụ sẽ sử dụng trong phim,…

Tiếp theo, đạo diễn sẽ nghiên cứu kịch bản để triển khai kế hoạch quay phim. Trong phần việc này, kịch bản sẽ được chia thành các phân đoạn, các cảnh quay theo trình tự hợp lý. Đồng thời, đạo diễn sẽ tiến hành lựa chọn địa điểm phù hợp với kịch bản và tham gia vào quá trình chọn diễn viên (trực tiếp hoặc chỉ đưa ra đề xuất).

Một việc cũng rất quan trọng nữa đó là kinh phí sản xuất, đạo diễn sẽ làm việc với bên nhà sản xuất để thống nhất số tiền sẽ được đầu tư cho bộ phim.

Khi bắt đầu tiến hành quay phim:

Cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, hành động, cách thức tiếp cận nhân vật của diễn viên sẽ do đạo diễn chỉ đạo và điều hướng. Với những diễn viên có thể hóa thân một cách xuất sắc, đạo diễn sẽ không cần can thiệp vào lối diễn của họ.

Trên phim trường, đạo diễn sẽ giám sát các máy quay để chỉ đạo camera man sắp xếp, lựa chọn góc máy. Ngoài ra, đạo diễn phim cũng cần phối hợp với đạo diễn hình ảnh để thống nhất việc sử dụng kỹ xảo, hiệu ứng như thế nào hay ánh sáng ra sao trong một cảnh phim.

Khi bộ phim được “đóng máy”:

Đây là giai đoạn cho việc xử lý hậu kỳ một bộ phim. Tùy theo thỏa thuận với nhà sản xuất, đạo diễn sẽ tham gia vào giai đoạn này nhiều hay ít. Một số công việc chính của giai đoạn này bao gồm: Giám sát dựng phim, duyệt bộ phim bản chỉnh sửa cuối,…

Những tố chất của một đạo diễn tiềm năng

  • Khả năng lãnh đạo, tổ chức và điều phối.
  • Khả năng tư duy logic.
  • Khả năng tưởng tượng, sáng tạo kết hợp vận dụng những kiến thức được học trong ngành.
  • Có sự am hiểu, kiến thức phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Điều này giúp bộ phim không chỉ là mãn nhãn về phần nhìn, đã tai phần nghe, mà còn ẩn chứa nhiều thông điệp, ý nghĩa sâu sắc.
  • Sự nhạy cảm về tâm lý và khả năng nắm bắt, đồng điệu cảm xúc với những người, sự vật, sự việc khác nhau.
  • Tinh thần ham học hỏi và cầu tiến. Không chỉ riêng việc làm đạo diễn, ở trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng rất cần thái độ cầu tiến và tinh thần ham học hỏi để thành công.
  • Có thật nhiều đam mê và sức bền với việc làm phim. Ngành đạo diễn nói chung đòi hỏi ở người làm nghề rất nhiều sự kiên trì và đam mê bởi tính chất khốc liệt của lĩnh vực hoạt động. Với người làm đạo diễn, việc dãi nắng dầm mưa, đi công tác với cả đoàn làm phim trong điều kiện khắc nghiệt, thời gian on set trên phim trường có thể kéo dài mấy ngày trời mà chỉ được chợp mắt một giấc ngắn,… là những chuyện rất bình thường. Do đó, để có thể gặt hái nhiều thành công với nghề đạo diễn, bạn phải chấp nhận đánh đổi rất nhiều thứ và cần rất nhiều nhiệt huyết, nỗ lực, kiên trì với nghề.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành đạo diễn

Sau khi tốt nghiệp ngành đạo diễn hoặc hoàn thành các khóa học đạo diễn, cơ hội nghề nghiệp của các nhà làm phim trẻ sẽ vô cùng đa dạng:

  • Hỗ trợ hậu kỳ, hỗ trợ quay phim, quay phim, dựng phim, lựa chọn diễn viên,… là những vị trí bắt đầu đối với những nhà làm phim trẻ.
  • Bắt đầu công việc như một trợ lý đạo diễn hoặc có thể là ở vị trí phó đạo diễn, thậm chí là đạo diễn trong các đoàn làm phim.
  • Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu thử sức mình khi làm việc một cách độc lập, tạo ra những tác phẩm của riêng mình và trình chiếu trên những nền tảng khác nhau. Việc này có thể sẽ giúp bạn thu về lợi nhuận và có sức ảnh hưởng nhất định thông qua việc quảng cáo, PR.
  • Tham gia vào các đài truyền hình, các cơ quan báo chí.
  • Ứng tuyển vào vị trí sản xuất của các công ty làm trong lĩnh vực truyền thông.
  • Trở thành người truyền cảm hứng, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo liên quan đến ngành đạo diễn.
  • Nếu bạn muốn tiếp tục con đường học tập và nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các viện nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật hay các cơ quan quản lý về nghệ thuật.

Thu nhập của đạo diễn

Theo nhiều nguồn tin tức cho thấy, mức thu nhập trung bình của đạo diễn phim truyền hình sẽ được tính theo từng tập phim: Từ 10 – 15 triệu/tập.

Đối với đạo diễn ở những lĩnh vực khác nói chung, mức cát xê sẽ phụ thuộc vào danh tiếng và khả năng, hoặc do cơ quan công tác quyết định.

Muốn làm đạo diễn học ngành gì?

Để trở thành đạo diễn phim theo hệ đào tạo chính quy tại Việt Nam, các bạn có thể lựa chọn ngành Đạo diễn điện ảnh hoặc Đạo diễn truyền hình tại những trường vốn nổi tiếng với truyền thống đào tạo lâu đời như Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM.

Vậy học ngành đạo diễn thi khối nào được nhỉ?

Với các bạn muốn thi vào ngành đạo diễn, khối S sẽ là khối các trường sân khấu điện ảnh xét tuyển đầu vào. Khối S được chia thành 2 khối nhỏ hơn với tổ hợp môn thi có sự khác nhau: Khối S00 (Văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2) và Khối S01 (Toán, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2).

Du học ngành đạo diễn:

Với những bạn có định hướng đi du học, những quốc gia có trường đào tạo ngành đạo diễn chất lượng mà bạn nên cân nhắc là: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.

  • New York Film Academy (Mỹ)
  • California Institute of the Arts (CalArts) (Mỹ)
  • University of California – Los Angeles (UCLA) (Mỹ)
  • Toronto Film School (Canada)
  • Vancouver Film School (Canada)
  • National Film and Television School (NFTS) (Anh)
  • La Fémis (Pháp)
  • ENS Louis-Lumière (Pháp)
  • 3iS International Institute of Image & Sound (Pháp)
  • Korean Academy of Film Arts (KAFA) (Hàn Quốc)
  • Beijing Film Academy (Trung Quốc)

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin khái quát nhất về công việc của đạo diễn trong một đoàn làm phim.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *