[PHẦN 1] Lộ trình nào cho Web Developer: Front-end Developer, Back-end Developer hay Full Stack Developer?

[PHẦN 1] Lộ trình nào cho Web Developer: Front-end Developer, Back-end Developer hay Full Stack Developer?

Web Developer là những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và duy trì một trang web. Công việc của các Web Developer là kiểm soát trang web hiển thị thế nào, hoạt động ra sao và người truy cập có thể thực hiện những tác vụ nào khi họ truy cập vào một trang web…

Mỗi dịp tụ tập họ hàng, câu hỏi “Cháu đang làm nghề gì?” đã khó thì nay lại càng khó hơn với dân làm Web Developer. Bởi đối với dân công nghệ thông tin, có lẽ không ai là không biết đến thuật ngữ “Web Developer”. Nhưng với những người ngoài ngành, Web Developer là một khái niệm còn rất mới mẻ. Vậy trả lời sao khi được hỏi nghề Web Developer là làm gì? Lý do gì khiến Web Developer thuộc nhóm nghề luôn được săn đón và có thứ hạng tầm trung trong top các ngành nghề có lương “khủng” hiện nay?

Web Developer là gì?

Nói một cách đơn giản, Web Developer là những người chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và duy trì một trang web. Việc kiểm soát trang web hiển thị như thế nào, hoạt động ra sao và người truy cập có thể thực hiện những tác vụ nào khi họ truy cập vào một trang web là công việc của các Web Developer.

Ở một số trang web nhỏ, Web Developer có thể song song chịu trách nhiệm cả về phần hoạt động lẫn nội dung trang web. Còn đa số các trang web vừa và lớn sẽ có đội ngũ quản lý và phụ trách nội dung riêng.

Lấy một ví dụ để bạn có thể dễ dàng liên tưởng. Khi bạn tìm kiếm bất kỳ một nội dung gì trên công cụ tìm kiếm, rồi truy cập vào các trang được tìm thấy, thì những thông tin, hình ảnh trên nền tảng website mà bạn nhìn thấy đó đều do các lập trình viên mảng Web Developer thiết kế và xây dựng.

Nhiệm vụ chính của một Web Developer rất đa dạng tùy theo vị trí và vai trò chính xác của họ:

  • Gặp khách hàng và nhóm thiết kế để thảo luận về ý tưởng trang web về mặt hình ảnh, hoạt động và chức năng nào bắt buộc phải có.
  • Viết mã code theo yêu cầu để xây dựng trang web như đã thỏa thuận. Các tác vụ bao gồm tạo các ứng dụng web, gói thống kê và thuật toán giám sát lưu lượng,…
  • Tích hợp video, hình ảnh và nội dung trực quan khác vào trang web theo yêu cầu. Các hình ảnh và video này có thể là động hoặc thay đổi theo người đang truy cập trang web.
  • Giám sát trang web và hiệu suất của nó, thực hiện các chỉnh sửa mã khi cần thiết để đảm bảo rằng hiệu suất tối ưu được duy trì.

Đừng vội hoảng hốt khi thấy Web Developer có nhiều nhiệm vụ phải làm như vậy. Bởi thông thường, tại các công ty hay các bên Agency về công nghệ, nhóm việc của Web Developer sẽ được chia thành 2 hướng chính là Front End Developer và Back End Developer.

Với những người theo chuyên sâu về Front-end, họ sẽ chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh, khả năng tương tác và các tác vụ của trang Web. Còn với Back-end Developer, công việc chính của họ là viết các mã code bằng các ngôn ngữ lập trình để tạo dựng một trang web sơ khai. Khi dấn thân vào con đường Web Developer, bạn có thể thử sức ở cả 2 vị trí để tìm ra vị trí phù hợp với mình nhất.

Vậy để biết mình sẽ có nhiều khả năng hòa hợp với bên nào hơn, hãy cùng Spiderum khám phá xem “Front End Developer là gì?” và “Back End Developer là gì?” nhé!

Front-End Developer là gì?Front End là gì? Lập trình viên Front End giỏi cần kỹ năng gì?

Front-end (còn được biết đến như client-side) là tất cả những gì hữu hình được hiển thị khi người dùng truy cập vào một trang web. Front-end Developer chịu trách nhiệm cho khách hàng thấy những thứ như vị trí đặt logo, màu của trang web, nội dung trên trang web và giúp khách hàng có thể thực hiện các tác vụ trên thanh menu Home – About – Contact, hay tìm kiếm thông tin,…

Front-end Developer là người làm việc thường xuyên với 2 nhóm đối tượng: Designer (nhóm thiết kế) và Product Owner (khách hàng) để biến những mô hình thiết kế web từ ý tưởng thành sản phẩm, với mục đích chính sau cùng là mang lại một giao diện tối ưu hóa, bắt mắt, giúp người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng trên website.

Muốn làm về Front End cần học những gì?

Trước khi trở thành Front-end Developer chuyên nghiệp, tất cả các developer đều phải trải qua giai đoạn Entry Level giống như các ngành nghề khác. Có thể coi đây là giai đoạn sơ cấp nhằm học việc và thiết lập hệ thống kiến thức nền tảng vững chắc.

Entry-Level Front-end Developer có thể bao gồm:

  • Tạo mã code cho một trang web, nhận biết vị trí hợp lý để sắp xếp nội dung. Điều này giúp kiểm soát bố cục trang web, độ hợp lý về mặt nội dung và thao tác lệnh trên website.
  • Biết cách hiển thị các yếu tố như thay đổi kích thước và màu chữ, định vị hình ảnh và đường viền và màu nền.
  • Tạo các yếu tố tương tác như các nút có thể nhấp, bảng cuộn và các phần phản ứng khác trong thiết kế của trang web để thu hút trải nghiệm người dùng như mong muốn của người thiết lập.

Ngoài những công việc, kỹ năng của Entry Level, trên lộ trình để trở thành Front-end Developer không thể thiếu việc học và thành thạo các ngôn ngữ lập trình cơ bản. Tất cả các Web Developer đều cần trang bị 7 loại hình kiến trúc chung, gồm:

  • Git;
  • SSH;
  • HTTP/HTTPS;
  • Dòng lệnh Linux cơ bản;
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật;
  • Mã hóa ký tự và Github.

Riêng đối với Front–end developer, 3 ngôn ngữ lập trình chính sử dụng phổ biến là HTML, CSS và JavaScript không cần phải mất nhiều thời gian để thành thạo nhưng lại là ngôn ngữ bắt buộc đối với bất kỳ ai muốn làm việc trong lĩnh vực phát triển web.

HTML

HTML, hay HyperText Markup Language, là loại ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng trên mạng hiện nay. HTML được sử dụng cho mọi trang web đang tồn tại giúp nội dung dễ dàng hiển thị và dễ tiếp nhận.

HTML được xem là xương sống của mọi website và CSS là phần da thịt phủ lên khung xương đó. Trong khi HTML góp phần xác định cấu trúc một website thì CSS sẽ giúp website trông đẹp hơn và chuyên nghiệp hơn.

HTML sẽ giúp phác thảo ý tưởng một trang web sẽ hiển thị nội dung nào, cách hiển thị nội dung đó ra sao nhờ tính năng cho phép đính kèm hình ảnh, video, bảng và văn bản với đa dạng kích thước trên website, mang lại sự linh hoạt trong thiết kế.

CSS

CSS là một điều kiện bắt buộc phải học nếu bạn muốn thành Web Developer. Nếu code HTML nói cho trang web biết vị trí nào hiển thị cái gì thì CSS chỉ định trang web xuất hiện với bộ “makeup look” như thế nào. Có thể gọi CSS là ngôn ngữ tạo kiểu của Internet, cho phép lập trình viên thay đổi giao diện trên trang web mà họ đang xây dựng.

CSS hỗ trợ người làm web thực hiện một số thao tác như:

  • Thay đổi phông chữ: Với một số nền tảng, số lượng phông chữ sử dụng có thể bị hạn chế. Tuy nhiên, có CSS bạn sẽ chủ động được phông chữ và điều chỉnh nó theo mục đích của riêng
  • Thay đổi màu sắc: CSS cũng cho phép người làm web tự do quyết định màu sắc của mọi thứ trên trang web.
  • Thay đổi kích thước của các yếu tố: Thành thạo CSS sẽ giúp bạn tự do sáng tạo các bảng định kiểu, tùy chỉnh kích thước của các yếu tố hữu hình.

Dù CSS được đánh giá là khá khó học nhưng những Front-end Developer tương lai hoàn toàn có thể tự tìm hiểu, nghiên cứu và học loại ngôn ngữ này.

JavaScript 

JavaScript là ngôn ngữ quan trọng mà bất kỳ Front End Developer nào cũng cần phải học. Nó được sử dụng để tạo các yếu tố tương tác không thể dễ dàng xây dựng bằng HTML hay CSS.

Linh hoạt hơn so với 2 ngôn ngữ trên, JavaScript được sử dụng cho cả phát triển Front end và Back end. Một số tác vụ với JavaScript có thể kể đến như:

  • Tạo các yếu tố tương tác trên trang web: gồm nút ấn, hình động và phản ứng khi bạn nhấp vào nó hoặc cuộn qua nó.
  • Thu hút nhiều người hơn trên trang web: Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một trang web hấp dẫn, tương tác, thu hút mọi người và tang doanh thu nếu đang kinh doanh.

Với nhu cầu tìm kiếm những người làm web có kỹ năng JavaScript tốt ngày càng lớn, việc trang bị cho bản thân kiến thức vững chắc về loại ngôn ngữ này sẽ nâng cao cơ hội phát triển trong sự nghiệp làm web của bạn. 

Đọc tới đây, có lẽ các bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi “Front-end Developer là gì?” và “Muốn trở thành Front-end developer cần học những gì?”. Và các bạn đừng quên cùng Spiderum đón đọc Phần 2 của bài viết này để tìm hiểu “Back-end Developer là gì?” và “Những công việc của Full Stack Developer” nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *