Animator – Phù thủy thời đại số

Animator – Phù thủy thời đại số

Animator là gì? Họ là những nhà thiết kế tạo ra các chuyển động hay còn được biết đến với tên gọi là họa sĩ diễn hoạt. Họ phụ trách thiết kế những chuyển động, kỹ xảo cho phim ảnh, vẽ và thổi hồn cho nhân vật phim hoạt hình,…

Animation thuộc top các ngành còn khá mới mẻ những năm gần đây nhưng lại được đánh giá là có tiềm năng rất lớn ở Việt Nam trong tương lai. Thông qua bài viết dưới đây, Spiderum sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi “Animator là gì?” và bật mí cho bạn những kỹ năng cần có để trở thành một Animator nhé!

Animator là gì?

Trước khi đến với khái niệm Animator, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm Animation. Animation được hiểu là nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh, thường xuất hiện trong các clip quảng cáo, phim ảnh cho đến các trò chơi máy tính, website, video và các phương tiện truyền thông khác. Nhờ nghệ thuật Animation, các hình ảnh xuất hiện có sự chuyển động một cách uyển chuyển, sống động theo câu chuyện, nội dung cụ thể trên màn hình.

Vậy Animator là gì? Họ là những nhà thiết kế tạo ra các chuyển động hay còn được biết đến với tên gọi là họa sĩ diễn hoạt. Họ phụ trách thiết kế những chuyển động, kỹ xảo cho phim ảnh, vẽ và thổi hồn cho nhân vật phim hoạt hình,…

Các vị trí khi làm Animator

Thông thường, Animatorphân hóa chuyên môn thành hai bộ phận chính là Character AnimatorSpecial Effects Animator.

  • Character Animator: Đây là vị trí chỉ những người làm diễn hoạt các biểu cảm của nhân vật, chuyển động gương mặt, cảm xúc, khẩu hình miệng,…
  • Special Effects Animator: Những nhà diễn hoạt phụ trách thiết kế xây dựng hiệu ứng đặc biệt của các chuyển động máy móc, xe cộ, hiệu ứng của hiện tượng tự nhiên tuyết, nước chảy, mưa rơi,… 

Tuy nhiên, không phải tất cả nghệ sĩ tham gia vào quá trình dựng kỹ xảo phim đều được xem là Animator. Các họa sĩ chuyên thiết kế ánh sáng, bố cục, góc camera (Layout Artist) hay họa sĩ tạo khung hành động từ kịch bản (Storyboard Artist), họa sĩ vẽ phong cảnh chi tiết (Background Artist) là những mảng riêng biệt, không thuộc lĩnh vực là Animation.

Công việc của một AnimatorTrở thành Animator - Nghệ sĩ hoạt hình • RGB - Creative Vibes

Để sản xuất một bộ phim hoàn chỉnh đòi hỏi phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Mặc dù animatorchỉ tham gia vào một bộ phận trong quá trình sản xuất nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là với dạng phim hoạt hình. Bởi cartoon animator sẽ làm cho các khung nền, âm thanh, ánh sáng trong mỗi chuyển động được xây dựng, hoạt động nhịp nhàng. Vì vậy, animator trong phim hoạt hình gần như được coi là một đạo diễn.

Những animatorxuất thân từ thiết kế hoạt hình chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực như: Video games, quảng cáo, điện ảnh, truyền hình,… Mỗi một animatorsẽ là những nghệ sĩ có trách nhiệm biến các khuôn hình vô tri trở nên sống động qua các chuyển động.

Riêng với mảng hoạt hình, cartoon animatorsẽ phải làm việc với các phần mềm chuyên dụng, các bản vẽ, mô hình, con rối và chụp ảnh các giai đoạn chuyển động khác nhau. Các hình ảnh được chụp cần kết hợp thêm các công đoạn kỹ thuật khác để cho ra sản phẩm cuối có hồn, sinh động và chân thật nhất.

Những kỹ năng cần có của một Animator là gì?

  • Kỹ năng vẽ đồ họa 3D:

Ngày nay, đồ họa 3D được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi khi làm phim hoạt hình, thiết kế game,… Trong quá trình học Animation bạn sẽ được làm quen với kỹ thuật vẽ minh họa nhân vật trong không gian ba chiều, có sự hỗ trợ của phần mềm đồ họa. Người xem sẽ cảm nhận thực tế hơn do nhân vật được tạo chuyển động trong không gian có chiều sâu.

  • Vẽ Animation bằng Stop Frame:

Khi học Animation bạn cũng sẽ được biết đến kỹ thuật sử dụng con rối, mô hình, các đối tượng 3D để ghi lại quá trình chuyển động của nhân vật và cho vào khung ảnh. Chuỗi chuyển động của nhân vật và khung nền sẽ được khớp với nhau thông qua phần mềm chuyên dụng.

  • Rèn luyện kỹ năng và tư duy thiết kế:

Tư duy thiết kế là một kỹ năng rất quan trọng đối với người làm trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Luyện lối tư duy theo hướng này không chỉ giúp bạn làm nghề dễ dàng mà còn định hướng cho các sản phẩm bạn làm ra nhận được sự đánh giá tích cực.

  • Tìm kiếm phong cách Animation bạn muốn theo đuổi:

Đây là điều cần thiết với những ai làm về nghệ thuật và ngành Animation cũng không ngoại lệ. Hãy tìm và xây dựng cho mình một phong cách thiết kế riêng, mang tính cá nhân hóa cao. Có một số người sẽ phù hợp với phong cách dễ thương và đời thường nhưng cũng sẽ có những người thích phong cách có phần cứng nhắc và trừu tượng hơn.

  • Rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm qua các dự án:

Cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng của bạn chính là việc trải nghiệm các dự án thực tế. Hãy tìm những công việc freelance để thử sức bản thân khi làm việc trong lĩnh vực này và tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt.

  • Tạo lập và hoàn thiện Portfolio:

Trong lĩnh vực thiết kế nói chung và Animation nói riêng, portfolio – hồ sơ năng lực cá nhân – được xem như một tấm vé thông hành quyền năng. Một bản portfolio minh họa chi tiết, sáng tạo các sản phẩm bạn đã làm sẽ là vũ khí giúp bạn tỏa sáng trong mắt nhà tuyển dụng giữa hàng trăm các ứng viên khác.

Cơ hội việc làm và mức lương đối với Animator

Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chương trình giải trí, gameshow tại Việt Nam đang ngày càng “chịu chi” cho phần kỹ xảo hình ảnh cho các sản phẩm của mình. Minh chứng cho thực tế về tiềm năng và độ “khát” nhân lực trong ngành Animation tại Việt Nam chính là nhu cầu tuyển dụng nhân sự luôn ở mức cao. Hiện nay, mức lương chi trả cho một Animatortại Việt Nam dao động trong khoảng từ 294 triệu đến 510 triệu VND/năm, tức trung bình mỗi tháng không dưới 20 triệu VND.

Về cơ hội việc làm, có rất nhiều vị trí trong lĩnh vực Animation để bạn lựa chọn. Hiện nay, tại Việt Nam, các đơn vị studio tuyển dụng rất nhiều vị trí chuyên viên cho mảng model, texture, lighting, shader ứng dụng cho TVC full CG hoặc thể loại live action, 3D Graphic cho Video, TV Animation, Game,…

Học Animation ở đâu thì chất lượng?

Chương trình đào tạo Animation sẽ trang bị cho bạn những kỹ năng và kiến ​​thức cần có cho công việc như mô hình hóa, tạo họa tiết, sử dụng ánh sáng,… Các môn học phổ biến trong các chương trình đào tạo bao gồm:

  • Vẽ hoạt hình
  • Kỹ xảo điện ảnh VFX
  • Giới thiệu về hoạt hình 2D
  • Giới thiệu về hoạt hình 3D
  • Quy tắc kể chuyện
  • Dấu hiệu và ý nghĩa
  • Lý thuyết và lịch sử của hoạt hình
  • Phát triển tài liệu
  • Viết kịch bản
  • Các nguyên tắc cơ bản về thiết kế
  • Mô hình hóa và kết cấu
  • Quy trình trước và sau khi sản xuất phim

Ở Việt Nam, chưa có thực sự nhiều lựa chọn cho việc học làm phim hoạt hình theo hệ chính quy. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo một số địa điểm sau:

  • FPT Arena
  • Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC
  • Arena Multimedia

Spiderum hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn không chỉ có cái nhìn tổng quan và còn có thể hình dung chi tiết công việc và yêu cầu đối với một người làm diễn hoạt. Tuy rằng Animation là ngành đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như yêu cầu trình độ người làm nghề phải cao nhưng đây thực sự là công việc sáng tạo, thú vị và có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *