Nghề biên đạo – Đánh đổi gì sau mỗi bước chuyển thành công?

Nghề biên đạo – Đánh đổi gì sau mỗi bước chuyển thành công?

Biên đạo phụ trách việc sắp xếp, tổ chức sao cho các động tác rời rạc đó trở nên có ý nghĩa, có sự liên kết và tổng thể tiết mục trông có hồn. Bên cạnh đó, biên đạo còn cần chỉ ra các lỗi kỹ thuật hoặc đánh giá trình độ của vũ công. Biên đạo có 2 nhánh chính chia theo loại hình trình diễn là biên đạo múa và biên đạo nhảy.

Đằng sau mỗi tiết mục nhảy, múa đẹp mắt, hoành tráng trên sân khấu là nỗ lực của không chỉ các vũ công mà còn cả những biên đạo múa, biên đạo nhảy. Trong bài viết này, Spiderum sẽ cùng bạn đi tìm hiểu hành trình để trở thành một biên đạo và những hành trang cần thiết khi bước vào nghề nhé!

Đôi nét về nghề biên đạo

Như đã đề cập trong bài “Dancer và hành trình đến những bước nhảy chuyên nghiệp”, vũ công là người thể hiện những động tác cơ thể linh hoạt, uyển chuyển trên nền một bản nhạc hoặc một bài hát. Còn việc sắp xếp, tổ chức sao cho các động tác rời rạc đó trở nên có ý nghĩa, có sự liên kết và tổng thể tiết mục trông có hồn sẽ do biên đạo phụ trách. Bên cạnh việc sắp xếp, biên đạo còn cần chỉ ra các lỗi kỹ thuật hoặc đánh giá trình độ của vũ công.

Tuy có 2 nhánh chính chia theo loại hình trình diễn là biên đạo múabiên đạo nhảy nhưng nghề biên đạo vẫn thường xuyên được gọi chung với cái tên biên đạo múa. Để bạn có cái nhìn tổng quát về nghề biên đạo, Spiderum đã tóm lược các nhiệm vụ chính của một biên đạo múa như dưới đây:

  • Sáng tác ra những động tác, điệu múa, điệu nhảy mới.
  • Sáng tạo, hoàn thiện và chỉnh sửa bài múa, bài nhảy.
  • Làm mẫu, hướng dẫn động tác cho các vũ công.
  • Lựa chọn vũ công cho các tiết mục.
  • Sắp xếp, dàn dựng các tiết mục trên sân khấu cho các chương trình, sự kiện lớn nhỏ.

Các khối xét tuyển ngành biên đạoBiên đạo múa đương đại Nguyễn Ngọc Anh

Giống với đa số các ngành sáng tạo – nghệ thuật khác, ngành biên đạo múa cũng xét tuyển khối S và ngoài ra có thêm khối N. Cụ thể:

  • S00: Ngữ văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
  • S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
  • N03: Ngữ văn, Kiến thức ngành, Chuyên môn: Biên đạo tại chỗ

Ngoài điều kiện về khối xét tuyển thì ngành biên đạo múa còn có những tiêu chí phụ mà bạn nên cân nhắc:

  • Có sức khỏe tốt, ngoại hình ưa nhìn.
  • Nam cao trên 1m65 và nữ cao trên 1m55.
  • Không có khuyết tật về cơ thể.
  • Cần tốt nghiệp hệ trung cấp hoặc cao đẳng nghệ thuật múa.

Những tố chất cần có của người làm nghề biên đạo

Vì là ngành nghề nghệ thuật thiên về năng khiếu nên không phải ai cũng có thể kiên trì đến cùng. Muốn theo đuổi lâu dài và thành công trở thành biên đạo múa, biên đạo nhảy có tiếng tăm, bạn cần có một số tố chất sau:

  • Có sức khỏe, cơ thể dẻo dai, cân đối;
  • Các chi và cơ thể có thể phối hợp chuyển động uyển chuyển, linh hoạt;
  • Chăm chỉ và kiên trì luyện tập, không ngại khó, ngại khổ;
  • Có tư duy nghệ thuật, sáng tạo;
  • Cảm thụ được âm nhạc và các chuyển động dựa trên nền nhạc;
  • Có đam mê với âm nhạc, các điệu múa, điệu nhảy;
  • Làm việc nhóm tốt;
  • Có khả năng truyền đạt, diễn đạt và mô phỏng ý tưởng.

Học biên đạo múa ra trường làm gì, ở đâu?

Khi theo học các trường, cơ sở đào tạo về ngành biên đạo, sinh viên sẽ được học nhảy, học múa, được trang bị các kiến thức lý thuyết và thực tiễn của các bộ môn nghệ thuật như khiêu vũ, ballet, thể thao,… Sau tốt nghiệp, các bạn hoàn toàn tự tin có đủ kiến thức để làm các công việc cần đến chuyên môn như:

  • Xây dựng kịch bản chương trình cho các sự kiện, show truyền hình, chương trình giải trí lớn nhỏ.
  • Biên đạo, đạo diễn những tiết mục trình diễn trên sân khấu.
  • Định hướng, hướng dẫn và làm mẫu cho các vũ công trong quá trình làm việc.
  • Sáng tạo ra những động tác mới, thổi hồn cho bài múa và truyền tải tới cho khán giả.

Mức thù lao của nghề biên đạo phụ thuộc vào tài năng và kinh nghiệm làm nghề của bạn. Thông thường, với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người có ít kinh nghiệm, mức lương nhận được dao động từ 2 – 3 triệu VNĐ/bài múa, bài nhảy. Nếu đã có kinh nghiệm phong phú và tài năng vượt trội được mọi người công nhận, mức thù lao bạn nhận được cho mỗi bài mình tự tay biên đạo có thể lên tới hơn 10 triệu VNĐ.

Các trường đào tạo ngành biên đạo

Nếu xét về mảng đào tạo chính quy, hiện nay tại Việt Nam mới có 2 trường đào tạo về ngành biên đạo múa là Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội. Ngoài các trường này, các bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và theo học các khóa đào tạo ngắn hạn do các bên trung tâm tư nhân tổ chức.

Để trở thành biên đạo cần rất nhiều lòng kiên trì, sự nỗ lực và đam mê. Nếu đã đem lòng yêu mến ngành nghề này, Spiderum hy vọng bạn sẽ không ngừng cố gắng và chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *