Chuyên viên Đối ngoại là gì? Học gì để trở thành một Chuyên viên Đối ngoại?

Chuyên viên Đối ngoại là gì? Học gì để trở thành một Chuyên viên Đối ngoại?

Chuyên viên Đối ngoại là những người chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng, mở rộng và duy trì quan hệ với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Ngoài ra, việc làm chuyên viên đối ngoại còn được coi như làm hình ảnh đại diện thu nhỏ của công ty, chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu với công chúng nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng.

Thời gian gần đây, mọi người đang truyền tai nhau về một nghề có mức thu nhập khá “khủng” chỉ nhờ vào sự khéo léo và tài ăn nói mang tên chuyên viên đối ngoại. Vậy công việc cụ thể của chuyên viên đối ngoại là gì? Việc làm chuyên viên đối ngoại có dễ dàng không? Hay lương của chuyên viên đối ngoại là bao nhiêu? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Spiderum nhé!

Chuyên viên đối ngoại là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, chuyên viên đối ngoại là những người chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng, mở rộng và duy trì quan hệ với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp, công ty, tổ chức. Ngoài ra, việc làm chuyên viên đối ngoại còn được coi như làm hình ảnh đại diện thu nhỏ của công ty, chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu với công chúng nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng.

Mục tiêu cuối cùng của những công việc kể trên là thiết lập mạng lưới mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và các bên có liên quan khác; tăng độ nhận diện với công chúng; thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, tổ chức.

Công việc của chuyên viên đối ngoạiChuyên viên đối ngoại là gì? Có dễ xin việc không?

Vậy công việc thường ngày của một chuyên viên đối ngoại là gì? Phải chăng chỉ cần gọi điện nói chuyện, đi cafe hay giao lưu với khách hàng, đối tác? Cùng Spiderum khám phá ngay sau đây nhé!

Thông thường, nhân viên phòng đối ngoại sẽ cần thực hiện các công việc sau:

  • Chuẩn bị và thực hiện công tác hậu cần cho các sự kiện ở công ty: Không chỉ cần quan tâm tới các mối quan hệ bên ngoài mà phòng đối ngoại còn cần chuẩn bị cho các sự kiện nội bộ công ty. Những sự kiện này thường là họp thường niên, gặp gỡ ban lãnh đạo, đón tiếp lãnh đạo từ Tổng bộ hoặc trụ sở chính nếu có, tổng kết năm,… Trong quá trình chuẩn bị hậu cần và thực hiện, phòng đối ngoại cần kết hợp với các phòng ban khác để quá trình thực hiện được diễn ra trơn tru, suôn sẻ.
  • Tiếp thị sản phẩm công ty trong các sự kiện: Các hội chợ giao lưu hoặc sự kiện của công ty tổ chức để quảng bá sản phẩm là những nơi có rất nhiều khách hàng, đối tác và nhà đầu tư tiềm năng. Vì vậy, chuyên viên đối ngoại phải là người nhanh nhẹn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty mình tới những người quan tâm để tranh thủ cơ hội mở rộng mối quan hệ cho doanh nghiệp, công ty, tổ chức.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Nếu các nhân viên thị trường tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh thì chuyên viên đối ngoại nghiên cứu để tham khảo tệp khách hàng, đối tác của đối thủ. Từ đó đưa ra chiến lược tiếp cận phù hợp.
  • Giữ liên hệ với đối tác, khách hàng: Đây là nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của người làm đối ngoại. Có nhiều hình thức để giữ mối quan hệ, ví dụ như gửi tin nhắn, email chúc mừng vào các dịp lễ, tết; gửi thông tin về sản phẩm mới, chương trình ưu đãi; tin nhắn hỏi thăm, chăm sóc khách hàng;… Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt nên việc duy trì mối quan hệ với các khách hàng thân thiết là thực sự cần để duy trì và phát triển việc kinh doanh.

Người làm chuyên viên đối ngoại cần kỹ năng gì?

Đối ngoại là công việc yêu cầu rất nhiều về ngoại hình, tài ăn nói cũng như cách ứng xử, đối đãi với các mối quan hệ xã hội. Một số yêu cầu về kỹ năng và kiến thức của người làm đối ngoại có thể kể đến là:

  • Tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành kinh tế, luật hoặc những ngành có liên quan. Kinh tế là một kiến thức cần và nên có đối với người làm đối ngoại, bởi vậy các doanh nghiệp, công ty khi tuyển vị trí này thường ưu tiên sinh viên các ngành thuộc khối kinh tế.
  • Kỹ năng ngoại ngữ ở mức khá, đọc hiểu thành thạo và đặc biệt là giao tiếp tốt. Ngôn ngữ thường được sử dụng trong giao tiếp với khách hàng, đối tác nước ngoài hiện nay là tiếng Anh.
  • Kỹ năng tin học văn phòng tốt.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, ứng biến linh hoạt.
  • Có khả năng đàm phán, thương thuyết, trình bày trước đám đông.
  • Biết cách quản lý thời gian tốt.
  • Riêng về ngoại hình, vị trí công việc này yêu cầu người làm có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn, chiều cao cân đối.

Cơ hội nghề nghiệp và lương của chuyên viên đối ngoại

Hầu hết các công ty tư nhân, thậm chí là các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đều có phòng ban làm công tác đối ngoại. Vậy nên sinh viên học ngành đối ngoại không cần lo lắng về nhu cầu việc làm khi ra trường.

Do là bộ phận trọng yếu trong bộ máy nên mức thu nhập của nhân sự phòng đối ngoại cũng thuộc mức trung bình khá. Thông thường, với những bạn sinh viên mới ra trường hoặc người có kinh nghiệm dưới 1 năm, thu nhập ở mức 8 – 12 triệu VNĐ/tháng. Mức lương của chuyên viên đối ngoại có 2 – 3 năm kinh nghiệm sẽ từ 10 – 20 triệu VNĐ/tháng. Khi đã lên vị trí cao hơn hoặc có năng lực được mọi người công nhận, mức thu nhập của bạn có thể lên tới hơn 25 triệu VNĐ/tháng.

Học làm chuyên viên đối ngoại ở đâu?

Ngoài các trường có đào tạo ngành đối ngoại hoặc kinh tế đối ngoại như Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại giao,… thì sinh viên muốn theo đuổi con đường trở thành chuyên viên đối ngoại còn rất nhiều sự lựa chọn khác. Bạn hoàn toàn có thể theo học các ngành kinh tế, luật hay thậm chí là ngôn ngữ rồi lựa chọn thực tập tại phòng ban đối ngoại của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức.

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về vị trí chuyên viên đối ngoại. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn biết thêm về một ngành rất thú vị trong xã hội. Nếu còn thắc mắc hay muốn biết thêm điều gì, đừng ngần ngại gửi thư về cho chúng mình hoặc liên hệ qua các trang mạng xã hội của Spiderum nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *