Những điều có thể bạn chưa biết về ngành Kỹ sư phần mềm

Những điều có thể bạn chưa biết về ngành Kỹ sư phần mềm

Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) là sự thiết lập và sử dụng những nguyên lý công nghệ để tạo ra các phần mềm có độ tin cậy cao, làm việc hiệu quả, năng suất lớn. Từ đó phần mềm có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng và khách hàng.

Trong những năm gần đây, kỹ sư phần mềm đang dần trở thành một ngành nghề phổ biến, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Theo Computerworld, dự kiến năm 2020, số lượng kỹ sư phần mềm sẽ tăng 30%. Tại Việt Nam, năm 2020, nhu cầu nhân sự kỹ sư phần mềm là 400,000 và không có dấu hiệu hạ nhiệt, dự kiến tăng lên 500,000 người vào năm 2021.

Đi kèm với nhu cầu nhân sự, mức lương của Kỹ sư phần mềm cũng cao hơn so với mặt bằng chung các ngành nghề khác. Ở Việt Nam, mức lương kỹ sư phần mềm nhận được là từ 1.000-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800-900 USD hay 1.200 USD.

Để trở thành kỹ sư phần mềm, bạn sẽ cần theo học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering). Dù vậy, ngành học này vẫn hay bị nhầm lẫn với Khoa học máy tính (Computer Science) và Công nghệ thông tin (Information technology). Nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ về tính ứng dụng cũng như nhu cầu của ngành. 

Vậy nên, trong bài viết này, Spiderum sẽ đem đến một bức tranh tổng quan về ngành Kỹ thuật phần mềm nói chung cũng như công việc của Kỹ sư phần mềm nói riêng thông qua việc trả lời các câu hỏi sau.

Kỹ thuật phần mềm là gì?Tìm hiểu về ngành kỹ sư phần mềm

Phần mềm (Software) là những chương trình được lập trình để thực hiện các tác vụ của máy tính, được xem như “đầu não” thực hiện việc điều hành, kiểm soát thiết bị phần cứng, tự động hóa quy trình thu thập, sản xuất và số hóa dữ liệu.

Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) là sự thiết lập và sử dụng những nguyên lý công nghệ để tạo ra các phần mềm có độ tin cậy cao, làm việc hiệu quả, năng suất lớn. Từ đó phần mềm có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng và khách hàng.

Lịch sử phát triển của Kỹ thuật phần mềm? 

Kỹ thuật phần mềm xuất hiện đầu tiên vào năm 1968 tại Tây Đức khi Hội nghị khoa học của NATO đã đưa ra từ “Software Engineering”, từ đó bắt đầu bàn luận về khủng hoảng phần mềm và xu hướng hình thành Kỹ thuật phần mềm như một ngành riêng. Cho đến những năm 1980, trên thế giới đã xuất hiện các sản phẩm phần mềm và các công cụ khác nhau làm tăng năng suất sản xuất phần mềm. Nhiều trung tâm, viện nghiên cứu Công nghệ phần mềm cũng ra đời trong thời gian này.

Đến thời điểm hiện tại, Kỹ thuật phần mềm tập trung vào việc tăng cường nghiên cứu và tạo ra những công cụ để trợ giúp sản xuất phần mềm – Đây cũng là nhiệm vụ chính của Kỹ sư phần mềm, bao gồm các công đoạn thiết kế, xây dựng, duy trì và đảm bảo tính hiệu quả của phần mềm.

Phân biệt Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính?

  • Kỹ thuật phần mềm tập trung vào quy trình, cách thức hệ thống phần mềm được cấu thành. Vì vậy lĩnh vực này sẽ gồm các công việc như quản lý dự án và đảm bảo chất lượng.
  • Khoa học máy tính nghiên cứu cách thức hoạt động của máy tính, chủ yếu từ nguyên tắc lý thuyết và toán học.
  • Công nghệ thông tin thiên về kỹ thuật sử dụng máy tính, phần mềm máy tính để có thể lưu trữ, bảo vệ, chuyển đổi, xử lý, thu thập và truyền tải thông tin.

Photo 1629904853893 C2c8981a1dc5 1 1

Vai trò quan trọng của Kỹ sư phần mềm?

Trong thời đại ngày nay, công nghệ ngày càng được sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội, thay thế dần yếu tố con người. Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đã đem đến những thay đổi trong cơ cấu việc làm, tạo ra bước đột phá trong các ngành nghề truyền thống. Phần mềm dần trở thành một nguồn lợi thế cạnh tranh nhờ khả năng phân tích số lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng, cung cấp cho doanh nghiệp thông tin và hệ thống quản lý hiệu quả. Đối với một số lĩnh vực, phần mềm trở thành yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, trong tương lai, ngành Kỹ thuật phần mềm được dự báo sẽ là ngành khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Kỹ sư phần mềm cũng được xác định là nghề có giá nhất hiện nay theo thống kê từ Cục Thống kê lao động, Cục Điều tra dân số, Hiệp hội Nghiên cứu thương mại và nhiều cơ quan khác của Mỹ.

Học Kỹ sư phần mềm là học gì?

2 năm đầu: Các bạn sẽ được tiếp cận những kiến thức nền tảng từ các môn học đại cương như Toán rời rạc, Giải tích, Đại số tuyến tính, Xác suất thống kê, Vật lý Đại cương và các môn chuyên ngành như Lập trình hướng đối tượng, Nhập môn công nghệ phần mềm, Nhập môn lập trình, Cơ sở dữ liệu. Những môn học này cung cấp kiến căn bản bạn cần có để tiến lên học chuyên sâu.

2 năm cuối: Giai đoạn này, bạn cần chọn hướng đi chuyên sâu cho bản thân, gồm 2 hướng chính là Phát triển phần mềm hoặc Lập trình game. Ứng với mỗi hướng đi sẽ có những kiến thức chuyên ngành như sau:

  • Phát triển phần mềm: Cung cấp thông tin về các đặc trưng chính, kiến thức kỹ thuật của phần mềm, các kiến thức thực nghiệm về chọn lựa kỹ thuật, công cụ, mô hình chu trình dự án, quản lý dự án trong phát triển phần mềm,..
  • Môi trường ảo và Phát triển game: Bao gồm Engine development – nghiên cứu chuyên sâu các công nghệ đồ họa 3D, các kỹ thuật về âm thanh, cách xây dựng, cải thiện các công nghệ phát triển game, quy trình thiết kế game, AI và Virtual World,..

Những trường đào tạo Kỹ sư phần mềm?

  • Trường Đại học FPT
  • Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM
  • Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngoài các hệ thống đào tạo chính quy như trường Đại học, Cao đẳng, các bạn có thể theo học các khóa đào tạo lập trình viên quốc tế như Aptech hay Đại học FPT. Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển của Internet, bạn hoàn toàn có thể tự học, tự trang bị kiến thức cho mình với các nguồn tài liệu vô cùng phong phú từ văn bản, hình ảnh cho đến video. 

Công việc thực tế của một kỹ sư phần mềm?

  • Khảo sát và phân tích nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng
  • Thu thập, phân tích dữ liệu, tiến hành thiết kế, phát triển và xây dựng giải pháp phần mềm theo từng dự án
  • Tiến hành kiểm thử, xác định và tập hợp những phản hồi từ các Tester
  • Thực hiện việc phân tích đối thủ cạnh tranh, phát hành và quảng bá sản phẩm phần mềm 
  • Đưa ra các đề xuất phát triển sản phẩm để cải thiện đánh giá của khách hàng
  • Bảo trì, bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống

Có thể nói, với những bạn trẻ yêu thích lập trình và có tư duy hệ thống, mạch lạc, đây sẽ là ngành học không thể bỏ qua. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có một góc nhìn đầy đủ hơn về ngành Kỹ sư phần mềm, từ đó có thể đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Bạn cũng có thể đọc thêm về Kỹ năng cần thiết phát triển nghề Kỹ Sư Phần Mềm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *