Copywriter – Không chỉ đơn thuần là việc viết lách

Copywriter – Không chỉ đơn thuần là việc viết lách

Copywriter là vị trí chịu trách nhiệm sản xuất nội dung ở dạng chữ viết, phục vụ các hoạt động quảng cáo và marketing. Nếu trước đây, việc quảng cáo chỉ có thể diễn ra trên các nền tảng truyền thống như báo in, tạp chí, bảng tin, thì ngày nay nhắc đến quảng cáo là nhắc đến nội dung trực tuyến đa nền tảng, từ website, brochure, print ads, kịch bản,…

Có rất nhiều người cho rằng công việc chính của copywriter chỉ là “xào” lại nội dung của người khác để biến nó thành sản phẩm của mình. Tuy nhiên, đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Vậy rốt cuộc công việc của copywriter là gì? Có những bí ẩn gì thú vị đằng sau nghề nghiệp tưởng quen mà lạ này? Hãy cùng Spiderum tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Copywriting là gì?

Copywriting là hành động tạo ra các nội dung quảng cáo sản phẩm, dịch vụ dưới dạng chữ viết, từ ngữ. Có thể rất nhiều người nhầm lẫn khái niệm “copy” trong copywriting mang nghĩa là sao chép. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải như vậy. 

Khái niệm “copy” ở đây dùng để chỉ các mẩu tin quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ,… bằng văn bản. Thuật ngữ này được xuất phát từ định nghĩa của Merriam-Webster. Theo đó, từ “copy” được định nghĩa là “một vấn đề liên quan đến việc in ấn, có thể tin được hoặc có giá trị tin tức, đặc biệt là các dạng văn bản của một quảng cáo”. Chính vì vậy, thay vì có nghĩa là sao chép hay đạo văn, “copy” trong cụm Copywriter mang ý nghĩa là các mẩu quảng cáo, giới thiệu in trên báo hoặc các dạng văn bản tương tự.

Copywriter là gì và làm gì?Copywriter là gì? Phân biệt giữa Copywriter và Content Writer

Copywriter là vị trí chịu trách nhiệm sản xuất nội dung ở dạng chữ viết, phục vụ các hoạt động quảng cáo và marketing. Nếu trước đây, việc quảng cáo chỉ có thể diễn ra trên các nền tảng truyền thống như báo in, tạp chí, bảng tin, thì ngày nay nhắc đến quảng cáo là nhắc đến nội dung trực tuyến đa nền tảng, từ website, brochure, print ads, kịch bản,… 

Sự khác biệt giữa copywriter và content writer nằm ở mục tiêu cuối cùng của hai vị trí này. Nếu như content writer có nhiệm vụ viết những nội dung cung cấp thông tin cho khách hàng thì copywriter chính là người sáng tạo nội dung với mục đích thuyết phục khách hàng ra quyết định mua hàng. Trong khi copywriter cố gắng bán sản phẩm thì mục tiêu của content writer có thể mang tính dài hạn hơn như khuyến khích lòng trung thành, giáo dục khách hàng, gia tăng cảm tình của khách hàng với thương hiệu. 

Mô tả công việc của một copywriter sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức. Nếu chia theo lĩnh vực chuyên môn, công việc của một copywriter có thể mô tả bao gồm:

  • Sale Letter Copywriting: Là hoạt động sáng tạo nội dung chào mời trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ với khách hàng. Ví dụ như nội dung thúc đẩy khách hàng mua hàng, đăng ký, kịch bản gọi điện với khách hàng,…
  • SEO Copywriting: Search Engine Optimization (SEO) là một chuỗi các hoạt động giúp tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm. Người viết nội dung SEO không chỉ cần nắm vững các kỹ thuật để tối ưu hóa bài viết mà còn phải hiểu được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và xu hướng thị trường.
  • Product Copywriting: Đây là hoạt động sáng tạo các nội dung chuyên môn liên quan đến sản phẩm. Các bài viết chuyên môn này vừa giúp cung cấp thông tin cho khách hàng, đồng thời cũng tạo uy tín cho thương hiệu. Yêu cầu đặc biệt đối với Product Copywriter  là cần nắm vững các kiến thức chuyên ngành và nắm rõ tính chất, lợi thế cạnh tranh hoặc ý nghĩa của sản phẩm, dịch vụ.
  • Publisher Copywriting: Đây là hoạt động liên quan đến việc sản xuất nội dung trên các trang tin tức, sách báo. Công việc này liên quan mật thiết đến hoạt động của PR hay còn được gọi là quan hệ công chúng. 
  • Email Copywriting: Email Copywriting liên quan đến việc chuẩn bị nội dung email gửi đến khách hàng. Đây có thể được coi như bước khởi đầu cho một kênh bán hàng cũng như nuôi dưỡng các mối quan hệ khách hàng hiện có.

Những kiến thức và kỹ năng cần có của người làm copywriting

Để trở thành một copywriter, bạn cần tích hợp các kiến thức căn bản liên quan đến Marketing – trong đó đặc biệt kể đến các kiến thức về SEO và các kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành hàng. Thêm một điểm tương tự như bất kỳ vị trí nào thuộc nhóm ngành Marketing nhưng không kém phần quan trọng, copywriter cần có khả năng thấu hiểu tâm lý, sở thích và nhu cầu của khách hàng. Đây vừa là kiến thức vừa là kỹ năng giúp copywriter sáng tạo ra các nội dung chạm đến khách hàng, tăng khả năng dẫn dắt khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của của mình.

Bên cạnh đó, người làm copywriter cũng cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết khác. Kỹ năng đầu tiên cũng được xem là kỹ năng quan trọng nhất để có thể làm bạn với những con chữ đó là khả năng viết lách. Yêu cầu đối với một sản phẩm nội dung của một copywriter không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin. Ngôn từ của một copywriter phải biến hóa linh hoạt để có thể thu hút từng nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, khả năng sáng tạo trong viết lách là một điểm cộng rất lớn đối với một copywriter.

Người làm copywriter cần có kỹ năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin. Hơn ai hết, copywriter phải là người hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ để truyền tải thông tin đến khách hàng một cách đầy đủ và chuẩn xác nhất. Vị trí này đôi khi cũng yêu cầu nghiên cứu thông tin về đối thủ cạnh tranh. Biết được sự khác biệt của sản phẩm sẽ giúp copywriter xác định được lợi thế cạnh tranh, từ đó gia tăng khả năng thuyết phục khách hàng của mình. Đặc biệt, người làm copywriting cần thường xuyên cập nhật thông tin xã hội, xu hướng thị trường để làm phong phú nội dung bài viết của mình.

Cơ hội nghề nghiệp

Copywriter hiện đang là công việc có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các agency Marketing hoặc bất cứ công ty, tập đoàn nào có bộ phận Marketing. Nếu muốn làm việc tự do, không bị quản lý quá gắt gao, bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn làm Freelance Copywriter. Với lựa chọn này, bạn có cơ hội được làm việc với nhiều công ty, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hàng trong cùng một thời điểm.

Các trường đào tạo

Nếu lựa chọn theo đuổi ngành này, bạn có thể bắt đầu với việc theo học kiến thức nền về Marketing tại các trường đào tạo Marketing trong nước như:

  • Miền Bắc:
    • Đại học Kinh tế Quốc dân
    • Đại học Thương mại
    • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
    • Trường Đại học quốc tế RMIT
  • Miền Trung: 
    • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
    • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Nha Trang
  • Miền Nam:
    • Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    • Đại học Tài chính Marketing
    • Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM (UEF)
    • Trường Đại học quốc tế RMIT

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các lớp đào tạo kỹ năng copywriting, kỹ năng SEO hay các kiến thức Marketing khác tại một số trung tâm và đơn vị giảng dạy chuyên sâu để cập nhật những kiến thức mới nhất.

Trên đây là những điều bạn cần biết về copywriting trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về công việc của một copywriter.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *