Học kế toán là học gì? Triển vọng việc làm ngành kế toán

Học kế toán là học gì? Triển vọng việc làm ngành kế toán

Kế toán là quá trình ghi chép phục vụ hoạt động lưu trữ giao dịch diễn ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình kế toán bao gồm các hoạt động nhằm tóm tắt, đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức, phân tích và báo cáo các giao dịch này cho các cơ quan giám sát quản lý nhà nước và đơn vị thu thuế.

Kế toán có lẽ là vị trí không còn xa lạ đối với bất cứ ai theo đuổi nhóm ngành kinh tế. Đây cũng là ngành nghề luôn được kỳ vọng có cơ hội làm việc rộng mở khi ra trường. Liệu bạn đã thực sự hiểu làm kế toán là làm gì mà lại trở thành “cơn sốt nghề nghiệp” những năm 2015 – 2018 và luôn đứng trong top các nghề kinh tế hot nhất những năm qua hay chưa? Nếu như chưa, hãy cùng Spiderum tìm hiểu về ngành kế toán trong bài viết sau đây. 

Kế toán là gì?

Kế toán là quá trình ghi chép phục vụ hoạt động lưu trữ giao dịch diễn ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình kế toán bao gồm các hoạt động nhằm tóm tắt, đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức, phân tích và báo cáo các giao dịch này cho các cơ quan giám sát quản lý nhà nước và đơn vị thu thuế. 

Những kiến thức được học của ngành Kế toánReview ngành kế toán là gì? Học gì? Học ở đâu và cơ hội việc làm - Tuyển  sinh

Theo học chuyên ngành kế toán, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chung về kinh tế từ vi mô đến vĩ mô. Cử nhân ngành kế toán sẽ học kế toán tổng hợp và kiểm toán trong các loại hình đơn vị kế toán, kiểm toán (doanh nghiệp, tổ chức tài chính trung gian, công ty cung cấp dịch vụ về kế toán, kiểm toán,…). Bên cạnh đó, sinh viên cũng được cập nhật các kiến thức về khung pháp lý, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và thế giới, đồng thời rèn luyện đạo đức nghề nghiệp phục vụ cho việc hành nghề kế toán

Về mặt kỹ năng, sinh viên chuyên ngành kế toán sẽ được rèn luyện các kỹ năng chuyên môn như tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu doanh nghiệp. Đồng thời các trường đại học hiện nay cũng lồng ghép các kỹ năng mềm vào chương trình học cho sinh viên như kỹ năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động theo nhóm, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp,…

Các vị trí nghề nghiệp cho sinh viên Kế toán

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán có thể làm tại các vị trí như cán bộ kế toán, tài chính, kiểm toán và thuế trong các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội. Sinh viên cũng có thể hoạt động tại các đơn vị giảng dạy về kế toán, kiểm toán tại các Trường, Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán. Mỗi vị trí tại mỗi doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đảm đương những công việc khác nhau:

  • Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là vị trí chịu trách nhiệm chung về các số liệu tài chính kế toán của doanh nghiệp. Công việc của kế toán tổng hợp là thống kê, xử lý các số liệu trong sổ sách cũng như báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Cụ thể hơn về nghiệp vụ kế toán tổng hợp bao gồm thu thập xử lý số liệu kế toán; bảo quản và lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán; đối chiếu, kiểm tra số liệu; theo dõi, kiểm tra, báo cáo số liệu cho ban giám đốc; báo cáo thuế; giám sát công nợ, doanh thu; lập báo cáo tài chính;…

  • Kế toán công 

Kế toán công là vị trí trực thuộc các cơ quan, tổ chức và các đơn vị nhà nước. Một điểm khác biệt giữa kế toán công và các vị trí khác trong khối ngành kế toán đó là kế toán công chỉ làm việc với chủ thể là các tổ chức xã hội, không phân tích doanh thu lợi nhuận. 

  • Kế toán tài chính 

Kế toán tài chính sẽ chịu trách nhiệm ghi chép và tổng hợp số liệu liên quan đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy, kế toán tại vị trí này cần phải nắm bắt được tình hình biến động nguồn vốn và tài sản đồng thời xây dựng báo cáo tài chính cho công ty.

  • Kế toán chi phí

Công việc của kế toán chi phí gắn liền với hoạt động hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh. Kế toán chi phí chịu trách nhiệm thu thập, ghi chép và sắp xếp các loại chi phí, kế toán giá thành giúp doanh nghiệp dễ nắm bắt cũng như điều chỉnh quy trình phù hợp với mục tiêu đặt ra.

  • Kế toán quản trị 

Đây được xem như nhánh mới của ngành kế toán khi mới xuất hiện trong vòng 15 năm trở lại đây. Kế toán quản trị là những người quản lý các loại thông tin tài chính và thông tin phi tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp vận hành cũng như kiểm tra, đánh giá. 

  • Kế toán dự án

Kế toán dự án khác với các vị trí đã kể trên ở chỗ vị trí này sẽ chịu trách nhiệm ghi chép, thu thập, xử lý các thông tin tài chính cho các dự án, công trình đang thi công đặc biệt là những công trình lớn. Vị trí này còn có nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ cho các công trình, theo dõi tài chính của dự án và tham gia giải trình nếu cần thiết.

  • Kế toán trách nhiệm xã hội

Kế toán trách nhiệm xã hội hay còn có các cách gọi khác như kế toán xã hội và môi trường hay kế toán phát triển bền vững là chức vụ kế toán đảm nhiệm việc cung cấp các thông tin về mặt xã hội, môi trường và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho các bên liên quan. Trong đó, kế toán trách nhiệm xã hội sẽ chịu trách nhiệm về cả các thông tin kế toán tài chính lẫn kế toán quản trị về trách nhiệm xã hội.   

  • Kế toán kho

Công việc của kế toán kho liên quan đến nghiệp vụ quản lý nhập xuất hàng hóa, vật tư. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, cũng như kiểm đếm việc ra vào kho và hàng tồn trong kho. Từ đó, kế toán kho sẽ có trách nhiệm lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất hay hàng tồn.

  • Kế toán công nợ

Đây là vị trí đảm nhận việc ghi chép, theo dõi, thu thập các thông tin liên quan đến công nợ của các doanh nghiệp. Trong đó bao gồm kế toán công nợ và các khoản phải thu hay các khoản phải trả.

  • Kế toán pháp y

Vị trí này có nhiệm vụ kết hợp các kỹ năng kế toán, kiểm toán để điều tra các thông tin bất thường trong việc hoạt động tài chính thương mại của các công ty. Công việc của kế toán pháp y gắn chặt với việc vận dụng các kỹ năng, kiến thức vào các vụ kiện tụng hoặc các vụ án kinh tế. 

  • Kế toán công chứng

Các kế toán viên công chứng có thể hoạt động độc lập hoặc tham gia vào các công ty hành nghề kế toán – kiểm toán nhằm cung cấp dịch vụ kế toán cho các cá nhân và doanh nghiệp. Để có thể được hành nghề độc lập, kế toán công chứng cần trải qua các khóa đào tạo và sát hạch để được cấp chứng chỉ.

Mức thu nhập ngành Kế toán

Mức thu nhập của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán khi vừa ra trường và chưa có kinh nghiệm có thể dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng. Mức lương này sẽ tăng dần theo số năm kinh nghiệm cũng như vị trí đảm nhiệm. Mức lương của nhân viên kế toán có thể đạt mức từ 10 – 30 triệu đồng đối với nhân viên trên 3 năm kinh nghiệm.

Đối với các vị trí như kế toán trưởng, mức thu nhập có thể đạt các mốc cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để đạt được vị trí này ngoài việc rèn luyện, trau dồi thực tế bạn phải có kế hoạch tìm hiểu, theo học kế toán trưởng để sở hữu chứng chỉ kế toán trưởng. 

Các trường đào tạo chuyên ngành kế toán

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đại học có đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành kế toán. Bạn có thể tham khảo danh sách một vài hệ thống các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán tại Việt Nam đã được Spiderum tổng hợp theo vùng miền như sau:

  • Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Kinh tế Quốc dân
    • Đại học Ngoại thương
    • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Đại học Thương mại
    • Học viện Tài chính
    • Học viện Ngân hàng
    • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội 
    • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Khu vực miền Trung
    • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
    • Đại học Nha Trang
  • Khu vực miền Nam
    • Đại học Kinh tế TP.HCM
    • Đại học Tài chính Marketing
    • Đại học Ngân hàng TP.HCM
    • Đại học Tôn Đức Thắng
    • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
    • Đại học Hoa Sen
    • Đại học Ngoại thương (Cơ sở phía Nam)

Trên đây là thông tin tổng quát về chuyên ngành kế toán cũng như cơ hội làm việc sau khi ra trường cho sinh viên chuyên ngành này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn phần nào trong việc lựa chọn được ngành học phù hợp với định hướng bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *