Nghề họa sĩ: Sáng tạo cuộc sống từ những cây cọ vẽ
Hoạ sĩ là những người tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, các bức vẽ có chiều sâu và thông qua đó gửi gắm những thông điệp mang nặng tâm tư, tình cảm cá nhân hay một lời kêu gọi, cổ động có ý nghĩa và ảnh hưởng tới công chúng.
Họa sĩ là một nghề vô cùng đặc biệt bởi không chỉ thể hiện rõ nhất những đặc trưng của ngành sáng tạo – nghệ thuật mà còn là nghề thiên về năng khiếu bẩm sinh. Bên cạnh những góc nhìn đầy sự ngưỡng mộ đối với nghề họa sĩ, có rất nhiều câu hỏi về bài toán kinh tế đặt ra xung quanh nghề này. Vậy hôm nay hãy cùng Spiderum tìm hiểu xem làm họa sĩ có giàu không và những kỹ năng cần có để trở thành nghệ sĩ vẽ tranh các bạn nhé!
Nghề họa sĩ là gì?
Hoạ sĩ là những người tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, các bức vẽ có chiều sâu và thông qua đó gửi gắm những thông điệp mang nặng tâm tư, tình cảm cá nhân hay một lời kêu gọi, cổ động có ý nghĩa và ảnh hưởng tới công chúng.
Trong bối cảnh hiện nay, nghề họa sĩ vẫn được một bộ phận các bạn yêu hội họa duy trì và phát triển, dù là họa sĩ hàn lâm hay nghệ sĩ vẽ tranh đường phố thì vẫn luôn là ước mơ của biết bao người. Đa số những người làm việc trong lĩnh vực hội họa không chỉ làm việc vì kiếm tiền mà họ còn làm vì đam mê.
Trước đây và cả bây giờ, nhiều người vẫn cho rằng nghề họa sĩ là một nghề khá bấp bênh, cả về sự thăng tiến lẫn kinh tế. Tuy nhiên, đây là một nhận định sai lầm bởi trong xã hội hiện đại thì nghề hoạ sĩ lại là nghề “hái ra tiền”.
Khác với đa số lầm tưởng rằng họa sĩ chỉ có duy nhất việc vẽ tranh thông thường, nghề họa sĩ trên thực tế chia ra làm khá nhiều vị trí khác nhau như: Họa sĩ minh họa, họa sĩ truyện tranh, họa sĩ vẽ tranh đường phố, họa sĩ ký họa,…
Các công việc chính của một họa sĩ
- Sáng tạo và tìm kiếm nguồn cảm hứng mới:
Ý tưởng và nguồn cảm hứng là yếu tố vô cùng quan trọng để các họa sĩ tạo ra những bức tranh đẹp, có ý nghĩa và có chiều sâu. Để có được nguồn cảm hứng mới, đôi khi các họa sĩ cần thay đổi không gian, thời gian nhằm tìm kiếm và khai thác các ý tưởng. Từ đó, họ khéo léo lồng ghép ý tưởng, thổi hồn vào những bức tranh.
- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết và thực hiện tác phẩm:
Khi đã có ý tưởng, người họa sĩ sẽ bắt tay phác thảo trên giấy và biến ý tưởng trở thành những tác phẩm hội họa tuyệt vời. Trước khi bắt tay thực hiện, họa sĩ cần chuẩn bị đầy đủ tất cả dụng cụ vẽ tranh như cọ vẽ, toan vẽ, giấy, màu sắc,… Tùy thuộc vào hình thức và ý tưởng của bức tranh mà họa sĩ cần lựa chọn những loại giấy và màu tương ứng.
- Đánh giá tổng quát tác phẩm nghệ thuật:
Vẽ tranh là cả một quá trình dài, do đó, đánh giá tổng quát tác phẩm nghệ thuật là một bước không thể thiếu. Bước này sẽ giúp những người nghệ sĩ tìm ra những chi tiết thừa, thiếu và nhanh chóng hoàn thiện, chỉnh sửa bản vẽ.
- Công bố tác phẩm trước công chúng:
Sau khi đã hoàn thành tác phẩm, người họa sĩ sẽ công bố tác phẩm của mình tới đông đảo công chúng qua một số kênh thông tin. Họ có thể lựa chọn trưng bày tác phẩm ở những hội chợ triển lãm tranh, viện bảo tàng hay những group tranh trực tuyến nổi tiếng thế giới. Nếu bức tranh đó chất lượng, được nhiều người yêu thích thì người nghệ sĩ có thể mở bán tranh hoặc thậm chí là bán đấu giá.
Cần chuẩn bị những gì để trở thành họa sĩ?
- Xác định định hướng nghề nghiệp:
Nếu vẽ (mỹ thuật) là việc vẽ một bức tranh thông thường, tạo ra một tác phẩm độc lập, được sáng tạo tùy ý thích thì vẽ minh họa lại là công việc tạo ra một hình ảnh để diễn tả một nội dung nào đó và cần thể hiện được ý chính hoặc đặc trưng của nội dung cần diễn tả.
Các nội dung khác nhau sẽ cho các tác phẩm minh họa khác nhau. Chính vì vậy, những bạn đam mê hội họa trước tiên cần xác định hướng đi công việc mình muốn theo đuổi sẽ là vẽ (mỹ thuật) hay vẽ minh họa.
- Tìm hiểu và luyện tập kỹ năng vẽ:
Dù là nghệ sĩ chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì việc luyện tập thường xuyên là việc quan trọng nhất. Không khó để bắt gặp những người có ước mơ, đam mê vẽ nhưng lại không có ý định bắt đầu học vẽ. Dù đối với những người đang tìm cách trở thành họa sĩ truyện tranh hay nghệ sĩ vẽ tranh đường phố,… thì việc tham gia các lớp học vẽ bài bản hay các hội thảo để có thêm kiến thức là điều cần thiết.
- Học vẽ qua tích lũy kinh nghiệm thực tế:
Trên thực tế, việc chọn cho mình một vị trí việc làm trong một tổ chức mỹ thuật để tích lũy kiến thức là điều rất nên làm. Bởi khi làm việc tại công ty chuyên vẽ minh họa hoặc thiết kế đồ họa, bạn sẽ được học hỏi nhiều cái mới, làm quen với nhiều đối tác, khách hàng.
- Liên tục đọc sách tích lũy, trao đổi kiến thức:
Dù là trong lĩnh vực nào thì kiến thức luôn có tầm quan trọng rất lớn. Có thể thấy trên thị trường có hàng trăm cuốn sách cung cấp kiến thức cho nghề vẽ.
- Sử dụng máy tính thành thạo:
Trước kia, khi công nghệ chưa phát triển và chưa có máy tính, các họa sĩ vẽ tranh thường vẽ thủ công trên giấy. Nhưng các họa sĩ ngày nay đã có thêm lựa chọn vẽ trực tiếp trên máy tính và quét tác phẩm để tiến hành in ấn. Trong thời gian đại số hóa, việc sử dụng máy tính và phần mềm vẽ là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người họa sĩ.
Cơ hội phát triển ngành hội họa
Khi ngày hội càng phát triển, thì con người cũng ngày càng quan tâm đến sở thích cá nhân nhiều hơn. Trang trí nhà cửa, phòng ốc bằng tranh vẽ không chỉ giúp chủ nhà thể hiện dấu ấn cá nhân mà đôi khi còn mang ý nghĩa phong thủy. Khi các giá trị nghệ thuật ngày càng được đề cao thì cũng đồng nghĩa với nghề họa sĩ ngày càng có cơ hội phát triển.
Họa sĩ có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực hội họa hoặc doanh nghiệp trong lĩnh vực thời trang, quảng cáo,… Hay đơn giản là họ muốn làm việc tự do bằng cách mở cửa hàng bán tranh, triển lãm cho riêng mình.
Nếu theo ngành hội họa chuyên sâu thì sau khi học xong, sinh viên sẽ có được những kiến thức liên quan đến nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật, những dạng nghệ thuật hiện hành,… và có thể làm việc tại một trong những vị trí công việc sau:
- Làm trong các viện bảo tàng
- Làm tại các báo và tạp chí Văn hoá
- Làm trong lĩnh vực kinh doanh
- Một số lĩnh vực khác cũng đáng cân nhắc là: Nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, nhà phê bình nghệ thuật, người đi xin tài trợ, chuyên gia mỹ thuật.
Vậy làm họa sĩ có giàu không?
Đối với ngành này, mức thu nhập cũng đa dạng giống như sự lựa chọn định hướng nghề nghiệp. Một số công việc tại các công ty sáng tạo có thể đem cho họa sĩ mức lương cứng khoảng 12 – 25 triệu VND/tháng tùy theo kinh nghiệm. Một số công việc khác như bán tác phẩm trên các nền tảng số Freepik, Pinterest,… có thể thu về số tiền theo lượt tải của người dùng, thường là khoảng 120.000 VNĐ/ lượt.
Thời gian gần đây cũng xuất hiện các kênh sản xuất theo yêu cầu (Print-on-Demand), nơi mà khách hàng được tự do lựa chọn các thiết kế có sẵn, chọn các sản phẩm muốn in ấn như áo phông, cốc, vỏ gối,… và nền tảng sẽ in sản phẩm, vận chuyển tận tay. Theo thống kê, họa sĩ sẽ nhận được 10 – 20% lợi nhuận trên mỗi đơn hàng có mẫu do mình thiết kế.
Các trường đào tạo Ngành hội họa
- Khu vực miền Bắc:
-
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Mỹ thuật Việt Nam
- Khu vực miền Nam:
-
- Đại học Mỹ thuật TP.HCM
- Các khu vực khác:
- Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế
- Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Các khối xét tuyển ngành Hội họa
-
- H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
- H01: Toán, Ngữ văn, Vẽ
- H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
- H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
- H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
- H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
- H06: Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật
- H07: Toán, Hình họa, Trang trí
- H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
- M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
- M02: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M13: Toán, Sinh học, Năng khiếu
- V00: Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V02: VẼ MT, Toán, Tiếng Anh
- V03: VẼ MT, Toán, Hóa
- V05: Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật
- V06: Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật
- V07: Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật
- V08: Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật
- V09: Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật
- V10: Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật
- V11: Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật
Lĩnh vực hội họa là lĩnh vực đa sắc màu với đủ phong cách thẩm mỹ và phương pháp hành nghề khác nhau, đi cùng những bộ công cụ, kỹ năng mềm khác nhau. Dù dấn thân vào mảng nào trong ngành thì sự kiên trì, nỗ lực và thái độ tích cực học hỏi luôn là hành trang cần thiết nhất.