Kiến trúc sư – Người kiến tạo những công trình kỳ khôi

Kiến trúc sư – Người kiến tạo những công trình kỳ khôi

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm cho việc lên ý tưởng, quy hoạch, thiết kế kiến trúc, nội thất, cảnh quan… cho các công trình. Đồng thời, kiến trúc sư có nhiệm vụ giám sát và chịu trách nhiệm quy trình thi công theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã chốt duyệt.

Nghề kiến trúc sư không chỉ đòi hỏi khả năng sáng tạo cực kỳ lớn mà còn cần một trí óc tư duy kỹ thuật. Một bản thiết kế của ngôi nhà trong mơ sẽ không thể biến thành sự thật nếu nền móng của nó không được “hạ cánh” xuống mặt đất, có hình hài và có thể chạm vào. Kiến trúc sư chính là người dung hòa cả 2 điều đó: Đem ý tưởng trong mơ trên giấy bút ra tới công trình thực tế. Trong bài viết này, hãy cùng Spiderum tìm hiểu về nghề của những con người tài ba này nhé.

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm cho việc lên ý tưởng, quy hoạch, thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất, cảnh quan… cho các công trình. Đồng thời, kiến trúc sư cũng là người đưa ra các giải pháp về công năng, kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ để tạo nên tổng thể hài hòa, đáp ứng yêu cầu đã được giao. Kiến trúc sư có nhiệm vụ giám sát và chịu trách nhiệm quy trình thi công theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã chốt duyệt.

Nhắc tới kiến trúc, chúng ta sẽ nghĩ tới những thiết kế đẹp mắt, giàu thẩm mỹ và tiện nghi. Nhưng cũng có thể vì thế, chúng ta sẽ bị nhầm lẫn giữa thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất trong khi đây là hai chuyên ngành khác nhau.

Thiết kế kiến trúc được thực hiện trước khi xây dựng một công trình bất kỳ nào. Kiến trúc sư là người kiến tạo, tổ chức không gian ban đầu trở thành một không gian mới với đầy đủ kết cấu từ điện, ánh sáng, cho tới hệ thống nước, thông khí,… cho không gian. Đây cũng chính là người biến cả căn nhà hình tròn thành vuông hay biến sân thượng nhà bạn thành hồ bơi nếu họ được yêu cầu.

Còn thiết kế nội thất có thể hiểu đơn giản là việc sáng tạo và bài trí, sắp xếp không gian nội thất bên trong các công trình. Thiết kế nội thất bao gồm việc thiết kế hình khối, màu sắc, ánh sáng để tối ưu hóa sự tiện nghi, thoải mái, hữu dụng nhất cho người sử dụng không gian mà vẫn thỏa mãn yếu tố thẩm mỹ như sắp xếp bàn ghế, giường tủ, bài trí ánh sáng, sơn tường,…

Học gì để trở thành kiến trúc sư?9 công trình kiến trúc kỳ lạ nhất thế giới, Việt Nam cũng góp mặt ở vị trí số 3

Kiến trúc là một ngành lớn bao gồm nhiều chuyên ngành liên quan. Dựa vào định hướng và khả năng, bạn có thể lựa chọn một trong số những chuyên ngành tiêu biểu dưới đây để theo đuổi nghề kiến trúc sư:

  • Kỹ sư xây dựng:

Đây là chuyên ngành tập trung vào tính ứng dụng thực tiễn, khía cạnh kỹ thuật, tính toán và đo lường hơn là thiết kế và sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, khi học chuyên ngành kỹ sư xây dựng, bạn sẽ cần chú trọng vào chất lượng, độ bền vững của công trình hơn. Các kỹ sư xây dựng thường làm việc cho những dự án không đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ, sự độc đáo, sáng tạo, mà yêu cầu đảm bảo tính chính xác cao như xây trường trạm, cầu đường,…

  • Thiết kế kiến trúc:

Đối ngược lại với kỹ sư xây dựng, thiết kế kiến trúc thiên về phần thiết kế sáng tạo các công trình. Sự sáng tạo này vẫn phải đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn để đem tới không gian sinh hoạt an toàn cho con người. Đến với thiết kế kiến trúc, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thả hồn vào sự sáng tạo, thỏa sức tạo ra những ý tưởng đột phá và táo bạo.

  • Thiết kế nội thất:

Nếu lựa chọn thiết kế nội thất, bạn sẽ được học cách sử dụng các yếu tố như ánh sáng, màu sắc, chất liệu, kiểu dáng,… để tạo nên sự hài hòa, bắt mắt cho không gian bên trong công trình. Mỗi dự án sẽ có các yêu cầu khác nhau về phong cách bày trí nên bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều cách thức sắp đặt, kết hợp các yếu tố nhằm tạo nên cái “chất” phù hợp với không gian từng nơi.

  • Thiết kế cảnh quan:

Những bạn trẻ có niềm yêu thích với cây cỏ, thiên nhiên sẽ rất thích hợp với chuyên ngành thiết kế cảnh quan. Bạn sẽ làm việc chủ yếu với loại hình công trình như công viên, sân chơi tập thể tại các khu chung cư, phố đi bộ,… nên sẽ có nhiều sự khác biệt so với những công trình nhà ở. Thiết kế cảnh quan cần có sự phối hợp với lĩnh vực nông lâm để có hướng đi tối ưu về cây trồng, hay là kết nối với kỹ sư hệ thống để đảm bảo cho hệ thống cấp thoát nước hoạt động hiệu quả.

  • Quy hoạch đô thị:

Xét về quy mô công việc thì quy hoạch đô thị sẽ là cái tên có độ phủ bao trọn những chuyên ngành đã được nêu phía trên. Quy hoạch đô thị có vai trò kiểm soát toàn bộ kiến trúc của một khu vực hay lãnh thổ nhất định để không chỉ mỗi một công trình riêng lẻ đẹp mắt mà nhìn tổng thể bao quát từ trên cao cũng phải mang tính thẩm mỹ. Các công trình cũng phải đạt tiêu chí không gây ảnh hưởng hoặc cản trở qua lại lẫn nhau mà phải hòa hợp trong hệ sinh thái chung.

Những công việc thường ngày của một kiến trúc sư

  • Lên bản kế hoạch thiết kế.
  • Phối hợp với các kỹ sư, chuyên gia cùng ngành và các lĩnh vực liên quan khác để đảm bảo những giải pháp kỹ thuật tạo nên một thiết kế đẹp mắt, an toàn và bền bỉ cho công trình.
  • Quản lý khâu thiết kế.
  • Gặp mặt khách hàng và trình bày bản kế hoạch thiết kế, đề xuất các phương án, dự trù ngân sách thi công dự án với họ.
  • Thiết kế bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kỹ thuật cho các dự án xây dựng công trình.
  • Làm việc với các nhà thầu thi công và các bên liên quan để thống nhất thời gian, tốc độ thi công phù hợp cho các dự án xây dựng công trình, đảm bảo thi công đúng tiến độ.
  • Quản lý, đảm bảo công tác thi công hoàn thành theo đúng bản thiết kế kiến trúc, quy hoạch và chất lượng đã định trước.
  • Lên kế hoạch các loại nguyên vật liệu sử dụng trong thi công dự án.

Mức lương của kiến trúc sư

Kiến trúc sư được chi trả mức lương thuộc hàng “khá giả” tại Việt Nam, con số dao động từ 7 – 20 triệu đồng/ tháng. Mức lương có sự chênh lệch tùy thuộc vào trình độ học vấn, kinh nghiệm tay nghề của bạn. Quy mô doanh nghiệp, mức độ kiêm nhiệm,… cũng là yếu tố ảnh hưởng tới mức lương của kiến trúc sư.

Hơn nữa, nếu có khả năng thỏa thuận lương tốt, mức thù lao của bạn nhận được có thể lên tới hàng chục triệu đồng, cộng thêm những đãi ngộ hấp dẫn, các khoản thưởng, trợ cấp đi kèm khác. Một kiến trúc sư có chuyên môn, tay nghề cao, cộng thêm một mạng lưới network rộng lớn làm cầu nối sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nhận được các dự án ngoài để tăng mức thu nhập lên đáng kể.

Yêu cầu để trở thành một kiến trúc sư

  • chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư;
  • Sử dụng thành thạo Microsoft, phần mềm, công vụ thiết kế như AutoCad, Photoshop, Revit,…;
  • Gu thẩm mỹ cao và khả năng sáng tạo;
  • Có khả năng học tốt Toán và Lý;
  • Có kỹ năng thuyết trình, trình bày tốt;
  • Vốn ngoại ngữ tốt.

Các trường đào tạo kiến trúc sư

Vậy thi kiến trúc sư học khối nào nhỉ? Không giống với các thế hệ trước chỉ xét tuyển 2 khối chính là H và V, hiện nay, các trường đã mở rộng tổ hợp môn thi để mở rộng cơ hội, chào đón nhiều sinh viên hơn:

  • Khối H1: Toán, Văn, Vẽ
  • Khối H2: Văn, Anh, Vẽ
  • Khối V0: Toán, Lý, Vẽ
  • Khối V2: Toán, Anh, Vẽ
  • Tổ hợp: Toán, Lý, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Lý, Vẽ (Đồ họa)
  • Tổ hợp: Toán, Văn, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Văn, Vẽ (Đồ họa)

Ở Việt Nam, bạn có thể lựa chọn một trong những trường đại học uy tín với bề dày lịch sử đào tạo ngành kiến trúc như: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc TP. HCM, Đại học Khoa học – Đại học Huế.

Hy vọng bài viết đã đem tới cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về nghề kiến trúc sư. Các bạn hãy đón đọc thêm các bài viết khác của Nhà Nhện chúng mình tại đây nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *