Điều kiện để trở thành luật sư là gì? Cần lưu ý gì khi theo đuổi ngành luật?

Điều kiện để trở thành luật sư là gì? Cần lưu ý gì khi theo đuổi ngành luật?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức,

Ngành luật nói chung và luật sư nói riêng đều là những ngành nghề được đánh giá cao cả về tri thức lẫn địa vị trong xã hội. Trở thành luật sư là ước mơ của rất nhiều người trẻ ở Việt Nam. Vậy điều kiện hành nghề luật sư là gì? Học luật mất bao nhiêu năm? Hay đâu là những địa chỉ đào tạo ngành Luật uy tín nhất? Cùng Spiderum đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!

Tổng quan về nghề luật sư

Cách định nghĩa chính xác nhất về nghề luật sư được đề cập đến trong Điều 2 và Điều 3, Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. Cụ thể như sau:

“Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Chức năng xã hội của luật sư: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Các loại hình dịch vụ trong nghề luật sư

Về các dịch vụ pháp lý mà luật sư được phép hành nghề cũng được quy định rất rõ ràng tại Điều 4 của bộ luật trên. Theo đó, các dịch vụ này bao gồm việc tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác.

Dựa theo các loại hình dịch vụ trên mà luật sư cũng chia ra thành các vị trí:

  • Luật sư gia đình: Nhiệm vụ chính của luật sư gia đình là tham gia các cuộc khiếu nại, kiện cáo cá nhân, bảo vệ danh tiếng cho thân chủ. Thân chủ của họ thường là các gia đình kinh doanh giàu có hoặc những người nổi tiếng, có địa vị trong xã hội.
  • Luật sư ly hôn:Luật sư tư vấn ly hôn cần tư vấn cho khách hàng về những quyền lợi, tài sản mà họ được hưởng, giúp khách hàng chuẩn bị giấy tờ, thủ tục và trực tiếp giúp khách hàng giành quyền hưởng tài sản, quyền nuôi con,… nếu có tranh chấp.
  • Luật sư tai nạn, thương tật cá nhân: Chuyên môn của họ là giải quyết hậu quả các vụ xô xát, tai nạn giao thông, vũ lực cá nhân,… theo đúng pháp luật, mức bồi thường và cách khắc phục hậu quả, quy trình khiếu nại, trách nhiệm hình sự về trường hợp đó.
  • Luật sư đất đai:Luật sư đất đai có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, thế chấp,… quyền sử dụng nhà đất một cách nhanh gọn và hợp pháp.
  • Luật sư hình sự:Luật sư tư vấn lĩnh vực hình sự thường góp mặt trong các cuộc điều tra, xét xử và truy tố các đối tượng trong các vụ án hình sự. Họ cần giải quyết công việc một cách khách quan nhằm bào chữa, bảo vệ được quyền lợi của bị can, bị cáo và các đối tượng liên quan trước pháp luật.
  • Luật sư doanh nghiệp: Chuyên môn của luật sư doanh nghiệp là tư vấn pháp lý, tham mưu, cố vấn cho các bộ phận khi đưa ra phương án hay chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro pháp lý hoặc tham gia tư vấn bất kỳ lúc nào được yêu cầu.

Điều kiện hành nghề luật sưĐiều kiện để trở thành luật sư

Điều kiện hành nghề luật sư tại Việt Nam có quy định rất rõ ràng và chặt chẽ. Cụ thể:

  • Người làm nghề phải là công dân Việt Nam, tuân thủ các quy định và Hiến pháp của Nhà nước.
  • Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị vững vàng.
  • Tốt nghiệp và có bằng cử nhân ngành Luật vì đây là một trong số ít các nghề không thể học trái ngành.
  • Tham gia lớp đào tạo luật sư kéo dài 12 tháng và tiếp tục trải qua khóa thực tập tại tổ chức hành nghề luật sư trong 12 tháng. Sau đó, bạn cần vượt qua bài kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư.
  • Nếu vượt qua bài kiểm tra nói trên, bạn cần làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư từ Bộ tư pháp và nhận thẻ hành nghề do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp phát.

Khi đã đủ điều kiện hành nghề luật sư, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các văn phòng luật sư hoặc công ty luật. Nếu ấp ủ giấc mơ tự mình mở một văn phòng luật, hãy nhớ các điều kiện cần sau đây:

  • Người đứng ra mở văn phòng luật sư phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục tại các tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức hành nghề nơi luật sư làm việc phải có trụ sở làm việc.

Thu nhập của luật sư là bao nhiêu?

Thu nhập của nhân sự ngành luật, đặc biệt là luật sư, luôn là mối quan tâm rất lớn của nhiều bạn trẻ. Theo tìm hiểu, mức lương của luật sư làm trong các văn phòng thuộc Nhà nước được tính theo chính sách lương đã ban hành. Còn thu nhập tại các công ty luật, văn phòng luật sư tư nhân sẽ phụ thuộc ít nhiều vào đóng góp của nhân sự nhưng cam kết sẽ không thấp hơn lương tối thiểu mà Nhà nước quy định.

Cụ thể, nếu làm tại các văn phòng luật sư tư nhân, mức lương thường dao động từ 4 – 6 triệu VND/tháng đối với sinh viên mới ra trường và từ 10 đến trên 15 triệu VND/tháng đối với nhân sự có dày dạn kinh nghiệm, thành tích.

Muốn làm luật sư thì học trường nào?

Nếu các bạn học sinh đang ấp ủ ước mơ trở thành luật sư thì hãy lưu ý rằng ngành luật xét tuyển các khối thi rất đa dạng, trải đều từ A (A00, A01) cho đến cả C (C00) và D (D01, D03, D06). Dưới đây là danh sách top 7 trường đại học nổi tiếng nhất cả nước về chất lượng đào tạo ngành luật và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp mà chúng mình đã tổng hợp được:

  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Luật)
  • Đại học Luật – Đại học Huế
  • Đại học Vinh (Khoa Luật)
  • Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Cần Thơ (Khoa Luật)

Ngoài 7 ngôi trường trên, hiện nay ở nước ta đa số các trường đại học đều có chương trình đào tạo cử nhân ngành luật khá chất lượng mà bạn có thể cân nhắc.

Luật là ngành phát triển dựa vào năng lực cá nhân và mạng lưới mối quan hệ xã hội. Vì vậy những người càng chăm chỉ tích lũy kiến thức, kinh nghiệm thực chiến và không ngại học hỏi từ người đi trước sẽ càng có nhiều cơ hội nghề nghiệp. Nếu đã đem lòng yêu ngành nghề đặc biệt này, hãy cố gắng để đạt được nhiều thành tựu, cống hiến cho xã hội bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *