Ngành quảng cáo dưới góc nhìn của sáng tạo nghệ thuật

Ngành quảng cáo dưới góc nhìn của sáng tạo nghệ thuật

Quảng cáo là một phương tiện giao tiếp với khách hàng. Quảng cáo bao gồm những thông điệp được trả tiền bởi những người gửi chúng, nhằm mục đích thông báo hoặc tạo sự ảnh hưởng đến những người nhận chúng. Quảng cáo xuất hiện hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi, mặc dù có thể bạn không hề có nhận thức về nó.

Quảng cáo là một lĩnh vực rộng, chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm ngành liên quan như kinh tế, xã hội và nhân văn. Quảng cáo dưới góc nhìn Marketing đã được Spiderum đề cập trong bài viết “Làm quảng cáo trong Marketing là làm gì?”. Vậy còn quảng cáo dưới góc nhìn của sáng tạo nghệ thuật thì sao? Hãy cùng Spiderum tìm hiểu ngay trong bài viết tổng quan về ngành quảng cáo cũng như những cơ hội nào đang chờ đợi bạn trong lĩnh vực này nhé.

Ngành quảng cáo là ngành gì?

Nếu trước đây, quảng cáo chỉ có thể là những câu chữ đơn thuần trên các mặt báo thì hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ và truyền thông số, ngành quảng cáo đã phát triển phong phú cả về mặt nội dung lẫn hình ảnh. Quảng cáo ngày nay sử dụng mọi phương tiện có thể để truyền tải thông điệp của sản phẩm. Quảng cáo có thể xuất hiện ở trên truyền hình, báo in, đài phát thanh, Internet, bưu phẩm, ở các sự kiện, cửa hàng,… Đây chính là nơi để các hoạt động sáng tạo nghệ thuật được phát triển và thể hiện. 

Theo định nghĩa của Hiệp hội Quảng cáoVương quốc Anh thì quảng cáo là một phương tiện giao tiếp với khách hàng. Quảng cáo bao gồm những thông điệp được trả tiền bởi những người gửi chúng, nhằm mục đích thông báo hoặc tạo sự ảnh hưởng đến những người nhận chúng. Quảng cáo xuất hiện hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi, mặc dù có thể bạn không hề có nhận thức về nó.

Các công việc trong ngành quảng cáoNgành Quảng cáo là gì? Học gì để ra trường có thể làm ngành quảng cáo?

Đây là một ngành bao gồm nhiều vị trí với kỹ năng chuyên môn khác nhau. Đặc biệt, quảng cáo là một trong những nghề đòi hỏi sự học tập và rèn luyện, trau dồi liên tục vì tính cập nhật và thay đổi tương đối nhanh. Chính vì vậy, việc xác định cho mình được hướng đi mong muốn sẽ là một bước đệm vững chắc cho bạn trong quá trình học tập.  

Nghiên cứu và sáng tạo creative brief

Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, nhiệm vụ của những người làm công việc này đó là xử lý, phân tích thông tin từ phía khách hàng, đồng thời nghiên cứu thị trường, đối tượng mục tiêu để đưa ra cái nhìn sơ lược về tổng thể chiến dịch hoặc nội dung quảng cáo. Đây chính là creative brief.

Creative brief (bản tóm tắt sáng tạo) là bản tóm tắt các thông tin định hướng trong một chiến dịch truyền thông mà cụ thể ở đây là quảng cáo. Bản tóm tắt này sẽ được gửi cho khách hàng thông qua và các đơn vị liên quan để thực hiện. Các hoạt động sáng tạo khi làm creative brief không chỉ đơn thuần là nghĩ ra cái hay, cái thú vị. Tất cả đều phải dựa trên những nghiên cứu từ nhu cầu khách hàng và hành vi của đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Đây cũng chính là xương sống cho các hoạt động sáng tạo khác khi làm quảng cáo.

Lên kế hoạch và chiến lược quảng cáo

Sau khi nhận được creative brief, bộ phận chiến lược sẽ có nhiệm vụ cụ thể hóa chiến dịch quảng cáo từ nội dung, phương thức triển khai, chi phí và các kênh sử dụng để tiếp cận. Công việc này yêu cầu sự sáng tạo trong tất cả các khâu. Không cần rập khuôn theo bất cứ công thức nào, tuy nhiên việc cụ thể hóa vẫn cần tuân theo xương sống của creative brief như đã đề cập ở trên.

Sáng tạo nội dung:

Đây có lẽ là một trong những vị trí mà bạn có thể đã được nghe tên rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Sáng tạo nội dung là công việc vận dụng khả năng sáng tạo vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông. Nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như bài viết, hình ảnh, video,… nhưng cần bám sát kế hoạch và creative brief đã được đưa ra. Khác với content writer hay copywriter thì content creator có cơ hội được thể hiện sự sáng tạo của mình ở vô vàn các hình thức khác nhau thay vì việc chỉ viết lách đơn thuần. Đây cũng được xem là một trong những công việc tạo ra các xu hướng, trào lưu thú vị. 

Sản xuất và kỹ thuật

Là một trong những vị trí luôn luôn song hành với quá trình sáng tạo nội dung. Đây được xem là hoạt động hiện thực hóa, đưa ra sản phẩm cuối cùng trong quá trình sáng tạo quảng cáo. Với những dự án nhỏ, người làm sáng tạo nội dung có thể tự thực hiện các công việc sản xuất. Tuy nhiên, những dự án lớn sẽ cần có đội sản xuất với chuyên môn cao cho từng công đoạn.

Cơ hội việc làm ngành quảng cáo

Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam thống kê vào năm 2019, số doanh nghiệp hoạt động trong ngành quảng cáo là hơn 6000. Con số này có thể đã tăng trưởng mạnh khi Media Partners Asia dự báo trong vòng 5 năm tới, ngành này ở Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng 7,3% và nằm trong top 3 quốc gia tăng trưởng nhanh của Châu Á. Chính vì vậy, cơ hội việc làm trong lĩnh vực này là vô cùng rộng mở.

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc tại các agency chuyên về quảng cáo hoặc phòng marketing của các doanh nghiệp. Bạn cũng có thể quyết định làm việc độc lập như một freelancer trong lĩnh vực này. Với sự đa dạng của công việc và các vị trí đã đề cập ở trên thì đây hẳn sẽ là một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn dành cho các bạn trẻ.

Ngành quảng cáo học trường nào?

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo học trong các trường đại học hoặc bắt đầu tìm hiểu và tự học các khóa học về quảng cáo ở bên ngoài. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số trường đào tạo chuyên sâu về ngành quảng cáo hoặc lĩnh vực liên quan như truyền thông, marketing để có kiến thức nền về ngành này. Tuy nhiên, tùy vị trí muốn theo đuổi, bạn nên tham gia các khóa học kỹ năng chuyên sâu phục vụ cho công việc. Dưới đây là danh sách các trường đại học có đào tạo ngành quảng cáo mà bạn có thể tham khảo.

Tại miền Bắc

  • Ngành quảng cáo – Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Ngành marketing – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (khu vực phía Bắc)
  • Ngành marketing – Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Ngành marketing – Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tại miền Trung

  • Ngành marketing – Đại học Nha Trang

Tại miền Nam

  • Ngành marketing – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (khu vực phía Nam)
  • Ngành marketing – Đại học Tài chính Marketing
  • Ngành Marketing – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngành Marketing – Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Trên đây là tổng quan về ngành quảng cáo dưới góc nhìn của sáng tạo nghệ thuật. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, chọn trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *