Mảnh đất màu mỡ cho người đam mê con chữ

Mảnh đất màu mỡ cho người đam mê con chữ

Biên tập viên là những người trực tiếp làm việc với các tác giả, nhận các bản thảo thô khi tác giả hoàn thành và thực hiện chọn lọc, kiểm tra, chỉnh sửa và đánh giá chất lượng tác phẩm có thể xuất bản hay không. Sau đó bắt đầu tiến hành thực hiện chỉnh sửa, thậm chí là cắt xén nội dung sao cho phù hợp.

Nhắc tới biên tập viên sách, đa số mọi người sẽ liên tưởng đến công việc giống như “cảnh sát chính tả”. Tuy nhiên, nhiệm vụ thực sự của vị trí này lại có quyền lực nhiều hơn thế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Spiderum đi tìm hiểu về công việc cũng như mức lương của biên tập viên sách hiện nay nhé!

Nghề biên tập viên sách là gì?Công việc biên tập viên sách là gì? Tìm hiểu về nghề biên tập sách - TopCV Blog

Biên tập viên sách là những người trực tiếp làm việc với các tác giả. Thông thường, biên tập viên sẽ nhận các bản thảo thô khi tác giả hoàn thành và thực hiện chọn lọc, kiểm tra, chỉnh sửa. Cụ thể, biên tập viên sẽ đọc nội dung và đánh giá chất lượng tác phẩm có thể xuất bản hay không. Sau đó bắt đầu tiến hành kiểm tra lỗi chính tả, từ viết sai, viết thiếu và thực hiện chỉnh sửa, thậm chí là cắt xén nội dung sao cho phù hợp với văn hóa, chính trị quốc gia.

Không chỉ dừng lại ở khâu kiểm duyệt nội dung, biên tập viên sách còn cần giám sát cả quá trình thiết kế bìa cho đến khi in ra ấn phẩm cuối cùng. Ở một số công ty lớn, các công việc này sẽ chia ra thành các phòng ban hoặc bộ phận chuyên môn. Thường sẽ có một bộ phận chuyên đọc để kiểm tra, rà soát lỗi chính tả. Một bộ phận chuyên kiểm duyệt nội dung và các bộ phận phụ trách thiết kế, in ấn,…

Trong trường hợp nội dung phải chỉnh sửa hay cắt xén, biên tập viên sẽ cần trao đổi với tác giả và giải thích, thuyết phục tác giả vì sao nên thực hiện việc chỉnh sửa, cắt xén ấy. Nếu đôi bên cùng đồng ý thì tiến hành các công việc tiếp theo. Ngược lại, tác giả muốn giữ nguyên tác phẩm ban đầu thì biên tập viên sẽ có quyền quyết định tác phẩm ấy có thể xuất bản hay không.

Công việc của biên tập viên sách

Để hiểu rõ hơn về tính chất công việc của nghề biên tập viên sách, Spiderum đã tìm hiểu và đúc kết ra 6 đầu việc chính dưới đây:

  • Tìm kiếm bản thảo tiềm năng:

Có 2 cách thường thấy nhất là duyệt các bản thảo được gửi đến và chủ động tìm kiếm các tác giả phù hợp. Đối với những bản thảo được tác giả gửi tới, biên tập viên sách sẽ tiến hành duyệt sơ bộ theo các tiêu chí của đơn vị xuất bản và các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội để quyết định tác phẩm đó có được xuất bản hay không.

Đôi khi, biên tập viên cũng sẽ có các ý tưởng về một cuốn sách và họ sẽ tìm kiếm tác giả phù hợp để thực hiện ý tưởng đó. Hoặc đơn giản là biên tập viên tìm kiếm được những tác giả phù hợp và muốn đưa tác phẩm của họ tới nhiều độc giả hơn.

  • Phụ trách giấy tờ, bản quyền với tác giả:

Sau khi bản thảo được duyệt thì phía nhà xuất bản cần thực hiện ký kết các loại hợp đồng với tác giả tác phẩm. Đây cũng là công đoạn quan trọng để đảm bảo quy trình cũng như tính pháp lý của các sản phẩm được xuất bản.

  • Biên tập bản thảo:

Ở bước này, tùy theo quy mô và bộ máy làm việc của mỗi nhà xuất bản mà biên tập viên sách lại có những nhiệm vụ khác nhau. Có những cơ quan yêu cầu biên tập viên sách thực hiện sửa lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt, câu cú và kiểm soát tổng thể nội dung. Lại có những đơn bị chỉ cần biên tập viên sách thực hiện một vài công đoạn trên.

  • Giám sát quá trình thiết kế:

Vì là người hiểu rõ nội dung tác phẩm chỉ sau tác giả, nên biên tập cũng sẽ là người làm việc với họa sĩ thiết kế để làm bìa sách và các ấn phẩm truyền thông nếu có.

  • Phối hợp thực hiện truyền thông trước và sau khi ra mắt sách:

Quá trình truyền thông cần có sự góp mặt của biên tập viên sách để thực hiện các công việc như: Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm; cung cấp các thông tin về nội dung tác phẩm hoặc các câu chuyện bên lề cho phòng truyền thông; tham gia làm các sự kiện ra mắt sách, ký tặng sách của tác giả;…

  • Kiểm tra mức độ thành công của cuốn sách:

Sau khi ra mắt, biên tập viên sách cần theo dõi các ý kiến nhận xét, phản hồi của độc giả về tác phẩm, cập nhật lượng mua sách,… để làm báo cáo và cơ sở khai thác đề tài sau này.

Làm biên tập viên sách cần kỹ năng gì?

Những bạn có ước mơ trở thành biên tập viên sách thì cần chủ động làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết cho mình. Không chỉ vậy, kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp là những bộ kỹ năng không thể thiếu trong hành trang nghề biên tập. Cùng chúng mình điểm qua một vài kỹ năng và kiến thức mà một người làm biên tập sách cần phải có nhé:

  • Đọc thật nhiều sách để làm phong phú vốn hiểu biết và ngôn ngữ của mình.
  • Luyện tập và nâng cao kỹ năng viết. Đây là kỹ năng chuyên môn cần thành thạo và đạt trình độ thật cao của nghề biên tập.
  • Có kỹ năng ngoại ngữ tốt.
  • Tin học văn phòng phải ở mức thành thạo.
  • Khả năng giao tiếp, ứng biến và xử lý tình huống linh hoạt.
  • Chăm chỉ, trách nhiệm và có khả năng làm việc dưới áp lực cao.
  • Chủ động tham gia các diễn đàn, hội thảo chuyên môn hoặc các chủ đề liên quan.

Cơ hội phát triển nghề biên tập sách

Lương của biên tập viên sách luôn là ẩn số nhiều người quan tâm. Theo những thông tin mà chúng mình thu thập được, vị trí biên tập sách cũng có mức thu nhập đáng mong đợi. Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, các bạn hoàn toàn có thể đi thực tập hoặc làm cộng tác viên biên tập sách với mức thù lao từ 1 – 3 triệu VND/tháng. Với những bạn mới tốt nghiệp, đi làm nghề biên tập toàn thời gian nhưng chưa có kinh nghiệm, mức lương sẽ dao động từ 6 – 8 triệu VNĐ/tháng. Sau khi đã có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm, lương của biên tập viên sách sẽ tăng lên mức 8 đến trên 10 triệu VNĐ/tháng.

Ngoài mức lương cứng trên công ty, đơn vị làm việc, biên tập viên sách còn có thu nhập từ nhiều nguồn khác như làm các sự kiện văn hóa, cộng tác viên viết bài báo chí, cộng tác viên các dự án về sách, diễn giả tại các sự kiện,…

Biên tập viên sách học ngành gì?

Để trở thành biên tập viên sách, bạn không nhất thiết phải theo học các ngành liên quan đến văn học hoặc xuất bản. Tuy nhiên, vì là ngành làm việc trực tiếp với con chữ nên bạn cần có khả năng ngôn ngữ nhạy bén và linh hoạt. Vậy nên, ngoài lựa chọn các trường có ngành văn học hay xuất bản để theo học, các bạn học trường đào tạo về ngôn ngữ cũng có thể trở thành biên tập viên sách trong tương lai.

Trên đây là toàn bộ tổng hợp của Spiderum về nghề biên tập sách. Đừng quên theo dõi chúng mình để biết thêm về nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *