Tổng quan về Product Owner – Vị “CEO” quyền lực của sản phẩm

Tổng quan về Product Owner – Vị “CEO” quyền lực của sản phẩm

Product Owner là người chịu trách nhiệm về sự thành công của sản phẩm. Product Owner có nhiệm vụ là sợi dây kết nối giữa khách hàng và bộ phận phát triển sản phẩm, giúp bộ phận phát triển nắm bắt được ý tưởng và những yêu cầu cụ thể về sản phẩm.

Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 cùng làn sóng đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp đã thúc đẩy sử phát triển và ra đời của hàng loạt các sản phẩm công nghệ, làm thay đổi bộ mặt của không chỉ ngành IT mà còn trong mọi mặt của đời sống. Từ đó, Product Owner (PO) cũng dần trở thành một vị trí phổ biến và không thể thiếu trong các công ty công nghệ, nắm trong tay tương lai và quyết định hướng đi hiện tại của một sản phẩm. Cũng bởi những “quyền lực” đó mà Product Owner đang ngày càng được săn đón và là mục tiêu của không ít bạn trẻ tham gia vào lĩnh vực này.

Việc nằm trong top những vị trí có lương cao trong ngành IT cũng tăng thêm không ít phần hấp dẫn cho vị trí Product Owner. Một Product Owner có thể nhận lương trung bình từ 1200-3000 USD hoặc cao hơn (tùy quy mô, tính chất của sản phẩm). Vậy sau những “hào quang” kể trên thì công việc cụ thể của Product Owner là gì và hướng đi nào cho các bạn trẻ để làm chủ vị trí này? Cùng Spiderum tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về Product Owner và lộ trình phát triển trong ngành tại bài viết này nhé!

Tổng quan về Product Owner

Product Owner là ai?

Được xem như “CEO” của sản phẩm, Product Owner là người chịu trách nhiệm về sự thành công của sản phẩm. Họ là người có tầm nhìn rộng, cả trong ngắn hạn và dài hạn về sản phẩm, thông qua những hiểu biết về thị trường, doanh nghiệp, khách hàng….Họ có nhiệm vụ là sợi dây kết nối giữa khách hàng và bộ phận phát triển sản phẩm, giúp bộ phận phát triển nắm bắt được ý tưởng và những yêu cầu cụ thể về sản phẩm.

Product Owner phải là người am hiểu về sản phẩm nhất, đảm nhiệm xây dựng sản phẩm thông qua kết hợp làm việc với Developer, UX/UI Designer và các bên liên quan, là người đưa ra quyết định cuối cùng về các tính năng của sản phẩm. Đồng thời, chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề thực tế của khách hàng, người dùng cuối, nhạy bén với những thay đổi từ đó vận hành và cải tiến sản phẩm để đạt được mục tiêu của công ty.

Mỗi dự án sẽ chỉ gồm một Product Owner duy nhất.

Làm Product Owner là làm gì?Product owner là gì? Cơ hội việc làm product owner tại Việt Nam

Để đạt được những mục tiêu và hoàn thành các công việc kể trên, người “CEO” quyền lực và bận rộn của sản phẩm này cần phải hoàn thành tốt các trách nhiệm chính:

Phân tích và xác định tầm nhìn của sản phẩm

Product Owner cần có cái nhìn bao quát và phác thảo được một bức tranh tổng thể về định hướng, tầm nhìn, đồng thời có trách nhiệm chia sẻ, truyền thông nó với đội phát triển sản phẩm để họ hiểu được yêu cầu từ phía người dùng và mục tiêu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Product Owner phải hiểu được các câu hỏi tại sao về sản phẩm, sản phẩm có ảnh hưởng đến ai và cái gì để từ đó truyền đạt đến các bên liên quan để mọi người đều nắm được lộ trình phát triển của sản phẩm.

Quản lý Product Backlog

Backlog là nơi lưu giữ các tính năng của sản phẩm. Trong thời đại phát triển năng động, nhu cầu của người dùng thường xuyên thay đổi, kèm theo đó là sự thay đổi trong mục tiêu kinh doanh của khách hàng từ đó dẫn đến những thay đổi về sản phẩm. Product Owner sẽ phải là người quản lý backlog và đưa ra quyết định cuối cùng về thứ tự ưu tiên của các tính năng, hạng mục, cùng lúc truyền tải rõ ràng với đội phát triển sản phẩm, thông qua các hoạt động:

  • Thực hiện User Research, bao gồm từ việc phỏng vấn đến việc lập bảng câu hỏi cho khách hàng, để xác định chính xác các vấn đề xoay quanh sản phẩm.
  • Kết hợp với team UX/UI Designer để tạo ra backlog, làm specifications (SRS) để diễn giải thiết kế cho đội ngũ phát triển, tránh “lạc đề”. Từ đó giải quyết các vấn đề của người dùng. 
  • Đánh giá và xác định tự ưu tiên về phát triển sản phẩm.
  • Lên timeline và kế hoạch release, từng bước hoàn thiện sản phẩm, đồng thời giám sát các giai đoạn để nắm được tiến độ và kế hoạch cho bước tiếp theo.
  • Thực hiện đo lường, đánh giá

Làm việc nhóm Scrum đặc biệt là Scrum Master

Product Owner sẽ tham gia tích cực vào hầu hết các cuộc họp của Scrum team, các cuộc họp lên kế hoạch cho Sprint, đánh giá Sprint.

Điều hướng đội ngũ phát triển

Product Owner cần là người truyền đạt tốt nhất những yêu cầu từ khách hàng và người dùng đến đội ngũ phát triển sản phẩm, theo sát đội ngũ để tránh việc chậm tiến độ, sai sót trong thông tin và giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các bên.

Vậy với những yêu cầu công việc trên, một Product Owner cần có gì? Hiểu biết về thị trường và sản phẩm mình đang phụ trách là một điều kiện cần thiết. Bên cạnh đó là những yêu cầu cao về kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng phân tích, thiết kế, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý công việc, kỹ năng mô hình hóa, …

Cơ hội phát triển

Theo Robert Galen, một Product Owner tốt cần hội tụ kiến thức và kĩ năng trong 4 vùng: Product Management, Project Management, Leadership và Business Analysis.Có thể thấy PO là công việc hội tụ nhiều kỹ năng cốt lõi của các vị trí khác, những kỹ năng có thể chuyển đổi (transferable skills).  Bởi vậy mà Product Owner ngày càng được đánh giá cao và trở thành mục tiêu của không ít người.

Bởi vậy mà khi đã trở thành PO, bạn sẽ có cơ hội phát triển sự nghiệp tuyệt vời theo nhiều hướng khác nhau như Business Analyst (BA), Project Manager, Product Manager, thậm chí có xác suất lớn trở thành Giám đốc điều hành (CEO) nếu có nhiều kinh nghiệm và sự kiên trì.

Học gì để trở thành IT Product Owner

Vậy những hành trang nào bạn cần chuẩn bị để có thể nắm bắt những cơ hội nêu trên? Là một công việc quan trọng trong ngành IT, những yêu cầu cao về kiến thức chuyên ngành là điều chắc chắn. Bạn có thể theo học ngành IT ở các trường đại học, sau đó học chuyên nâng cao với các khóa đào tạo Product Owner chuyên nghiệp. Chứng chỉ dành cho PO – PSPO (Professional Scrum Product Owner) cũng là “một tấm passport” giá trị cho bạn vào nghề Product Owner.

Bên cạnh những kiến thức đó, các kỹ năng mềm như đã kể ở phần 2 cũng hết sức cần thiết để bạn trở  thành một ứng viên tiềm năng cho vị trí này. Đó là những kỹ năng bạn có thể trau dồi, rèn luyện ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên giảng đường đại học và có thể học chuyên sâu hơn với không ít các khóa học kỹ năng mềm uy tín cả online và offline.

Các trường đào tạo

Để trở thành một Product Owner, bạn có thể bắt đầu xây dựng nền tảng với các chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại các trường Đại học trong nước như: 

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học FPT
  • Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia HCM
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia HN

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học về Product Owner được nhiều người đi trước đánh giá tốt như:

  • Học viện Agile
  • ScrumViet
  • Coursera.org
  • APEX Global
  • Các khóa học miễn phí của Đại học Alberta (Canada): Introduction to Software Product Management, Agile Planning for Software Products

Những tài liệu hữu ích dành cho Product Owner:

  • Sách Software Product Management Essentials
  • Sách Agile Product Management with Scrum
  • Sách Making It Right: Product Management For A Startup World

Hy vọng với những thông tin nêu trên, bạn đã có được cho mình một cái nhìn tổng quan nhất về vị trí Product Owner và có những quyết định cùng kế hoạch phát triển phù hợp nhất cho riêng mình. Để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thông tin gì muốn chia sẻ, chúng mình sẽ cùng nhau giải đáp. Đừng quên ủng hộ Người Trong Muôn Nghề bằng cách chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy nó hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *