Con đường trở thành biên tập viên truyền hình

Con đường trở thành biên tập viên truyền hình

Sự tỉ mỉ, hiểu biết kèm năng khiếu là những tố chất đầu tiên cần có của biên tập viên truyền hình. Tuy nhiên, không phải chỉ cần biết ăn nói là có thể trở thành biên tập viên truyền hình. Nếu bạn đang muốn theo đuổi con đường trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp, hãy cùng Spiderum tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Sự tỉ mỉ, minh mẫn, hiểu biết kèm năng khiếu là những tố chất đầu tiên cần có để làm nên con người truyền hình. Bên cạnh những tố chất đó, bạn cũng cần xây dựng cho mình hệ thống kiến thức chuyên môn để có thể giải quyết được các nghiệp vụ hàng ngày. Chính vì vậy, không phải chỉ cần biết ăn nói là có thể trở thành biên tập viên truyền hình. Nếu bạn đang muốn theo đuổi con đường trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp, hãy cùng Spiderum tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Công việc biên tập viên truyền hìnhMC Mai Ngọc biến hóa với áo sơmi trắng khi lên hình | VTV.VN

Công việc của biên tập viên truyền hình có thể thay đổi tùy theo sự phân công của nhà đài. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có cái nhìn khái quát thông qua những đầu công việc mà biên tập viên sẽ thường làm gồm có: 

  • Lên nội dung

Đây là công việc đầu tiên cần làm để biên tập viên có thể đưa thông tin đến được với khán giả. Người phụ trách vị trí này sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm, tổng hợp và chắt lọc các tin tức có trong ngày cần truyền tải với công chúng. Hầu hết nội dung các tin tức đều đã được các phóng viên thu thập, nhiệm vụ chính của biên tập viên sẽ là đảm bảo chắt lọc thông tin đó và đưa đến công chúng bằng cách phù hợp.

 Mỗi biên tập viên sẽ có chuyên môn phụ trách từng mảng cũng như chuyên mục khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất công việc đặc thù mà hoạt động này có thể chiếm ít hoặc nhiều thời gian của biên tập viên truyền hình.

  • Biên tập

Sau khi đã tổng hợp các tin tức quan trọng, biên tập viên sẽ tiến hành biên tập các tin tức theo quy chuẩn chung để có thể đưa lên các bản tin. Việc biên tập phần lớn sẽ cần đảm bảo yêu cầu: chính xác, đúng nội dung, đúng mục đích, khối lượng vừa đủ,… đồng thời đảm bảo sự thu hút cho bản tin.

  • Quay dựng

Đây là giai đoạn “lên hình” để có thể đưa tin tức đến với khán giả. Đối với một số bản tin nhất định sẽ yêu cầu quay trực tiếp. Chính vì vậy, những dạng bản tin này sẽ yêu cầu sự chuyên nghiệp cũng như tính chính xác của biên tập viên là rất cao. 

Trong quá trình ghi hình, biên tập viên sẽ đảm nhiệm công việc như một người dẫn chương trình, phối hợp với cả ekip trong quá trình quay dựng và hậu kỳ nếu cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo cả nội dung lẫn hình thức của bản tin được chỉnh chu và chuyên nghiệp nhất.

Ngoài ra, các biên tập viên truyền hình có thể tham gia vào công việc sáng tạo ý tưởng về các chương trình và chuyên mục mới, cải tiến chuyên mục,… giúp chương trình có thể tiếp cận đến nhiều khán giả, tăng tỷ suất người xem.

Những kiến thức được học và kỹ năng cần rèn luyện

Lựa chọn theo học chuyên ngành biên tập viên truyền hình sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền liên quan đến báo chí, kỹ năng viết và biên tập văn bản cùng với kỹ năng diễn đạt bằng giọng nói và đặc biệt là kỹ năng chọn lọc và kiểm chứng thông tin,…. Đi sâu vào chuyên ngành, sinh viên sẽ được rèn luyện và thực hành những kiến thức chuyên môn của biên tập viên truyền hình như kỹ năng dẫn chương trình, quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình,…

Bên cạnh những kiến thức cần có, bản thân mỗi sinh viên nếu muốn theo đuổi con đường trở thành biên tập viên truyền hình cũng cần tự rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết khác bao gồm

  • Kiên nhẫn, tỉ mỉ: Trước khi tin tức được đưa đến với khán giả, biên tập viên chính là người phải rà soát và kiểm tra tỉ mỉ câu chữ cũng như cách diễn đạt của bản thân để tránh những hiểu lầm không đáng có.
  • Khả năng đánh giá: Biên tập viên phải là người có khả năng đánh giá và nhìn nhận các vấn đề khách quan. Điều này sẽ giúp biên tập viên trong quá trình đưa tin tránh được việc nhìn nhận vấn đề phiến diện, một chiều. Bạn nên nhớ rằng, cảm xúc và thái độ của biên tập viên cũng ảnh hưởng đến công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin.
  • Đề cao tinh thần trách nhiệm: Trách nhiệm của biên tập viên bao gồm hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng thời gian nhất để không làm ảnh hưởng đến uy tín của nơi làm việc nói chung và của chính bản thân nói riêng. Bên cạnh đó, các biên tập viên đài truyền hình cũng cần lắng nghe, theo dõi ý kiến của khán giả để rút kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân.

Cơ hội việc làm của Biên tập viên Truyền hình

Tại Việt Nam có tới hơn 300 đài truyền hình lớn nhỏ, hơn 800 đơn vị tòa soạn… Là một thị trường truyền thông, báo chí năng động, phát triển. Mở ra rất nhiều cơ hội việc làm trong ngành báo chí nói chung và biên tập viên truyền hình nói riêng. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành biên tập truyền hình, sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc tại các đài truyền hình hoặc trở thành phóng viên tại các tòa soạn báo, tạp chí. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể lựa chọn tham gia vào các đơn vị, công ty, tổ chức thuộc lĩnh vực điện ảnh, truyền hình và truyền thông. Chính vì vậy, các bạn không cần phải lăn tăn về nhu cầu việc làm biên tập viên truyền hình.

Các trường đào tạo Biên tập viên Truyền hình

Hiện nay, theo tìm hiểu của Spiderum, trong hệ thống trường công lập chỉ có Đại học Sân khấu Điện ảnh có đào tạo trực tiếp chuyên ngành biên tập viên truyền hình. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo các trường đại học có giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến báo chí, truyền thông và đưa tin như:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Trên đây là tổng quan về công việc cũng như định hướng để trở thành một biên tập viên truyền hình. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình chọn ngành, chọn nghề cũng như định hướng công việc 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *