Headhunter – Kẻ săn “đầu người” trên thị trường tuyển dụng

Headhunter – Kẻ săn “đầu người” trên thị trường tuyển dụng

Tại sao lại cần headhunter trong khi nhiều ứng viên đang tìm cách xin việc nhưng không được? Hãy tìm kiểu về những kẻ săn chất xám trên thị trường tuyển dụng trong bài viết sau

Câu chuyện tuyển dụng từ lâu đã không dừng lại ở chuyện ứng viên phải đi “xin việc”. Bởi lẽ các ứng viên tiềm năng với khả năng chuyên môn và năng lực cao là những đối tượng mà bất cứ công ty nào cũng muốn nhắm tới. Chính từ đây, dịch vụ headhunting đã ra đời. Họ là những kẻ “săn chất xám” chuyên nghiệp giúp các doanh nghiệp giải quyết nhu cầu thiếu hụt nhân sự chất lượng cao. Nếu bạn còn đang thắc mắc về công việc của một headhunter, hãy cùng Spiderum tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Headhunter là gì?

Headhunter là một cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự theo nhu cầu của các công ty. Họ là những người trung gian đứng giữa ứng viên và công ty có nhu cầu tìm kiếm những ứng viên có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm nổi trội. Với các vị trí có yêu cầu chuyên môn và năng lực càng cao thì nhu cầu tìm kiếm nhân sự lại càng lớn và rất cần đến các “thợ săn đầu người”.

Dịch vụ Headhunting trên thế giới đã có từ rất lâu nhưng chỉ phổ biến tại Việt Nam khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta. Nhu cầu này xuất phát từ việc yếu tố con người được đánh giá hoạt động đầu tư cốt lõi và vô cùng quan trọng. Chi phí khấu hao tài sản và việc bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh trong thời gian đợi tuyển người từ bộ phận hành chính nhân sự là quá cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần các headhunter có chuyên môn và nghiệp vụ cao. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam đang thu hút càng ngày càng nhiều sự đầu tư của các tập đoàn từ nước ngoài cũng như sự phát triển của các tập đoàn lớn trong nước.

Làm Headhunter là làm gì?Headhunter là gì? Phân biệt Headhunter và HR

Nhiệm vụ của headhunter có thể thay đổi tùy theo từng công ty và nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc của headhunter có thể mô tả ngắn gọn như sau:

  • Làm việc với khách hàng để xác định và tổng hợp các yêu cầu liên quan đến vị trí tuyển dụng (Vị trí nào, mô tả công việc, số lượng ứng viên, thời hạn xét tuyển, kế hoạch phỏng vấn,…) từ đó có thể đưa ra mức chi phí phù hợp dành cho dịch vụ.
  • Tìm kiếm các ứng viên tiềm năng dựa trên cơ sở dữ liệu đã có hoặc các nền tảng khả dụng và gửi thư mời ứng tuyển.
  • Cập nhật thông tin của các ứng viên vào hệ thống cơ sở dữ liệu.
  • Sàng lọc hồ sơ phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
  • Hẹn lịch và tiến hành phỏng vấn, trao đổi và thương lượng các điều kiện đãi ngộ với các ứng viên tiềm năng.
  • Báo cáo kết quả đánh giá cho bên sử dụng dịch vụ headhunting. Các hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được doanh nghiệp liên hệ trao đổi và phỏng vấn trực tiếp.
  • Theo dõi hoạt động của ứng viên tại công ty. Nếu trong quá trình hoạt động, ứng viên cảm thấy không phù hợp với vị trí thì cần tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp cho ứng viên.

Sự khác biệt giữa HR và Headhunter

Lĩnh vực hoạt động

Headhunter là những chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng. Họ có thể làm việc với nhiều công ty trong các lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, HR thường là vị trí quản lý nhân sự của một công ty. Chính vì vậy, vị trí headhunter đòi hỏi người đảm nhận cần có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành cũng như các mô hình nhân sự và loại hình doanh nghiệp để xử lý được các yêu cầu của doanh nghiệp.

Khả năng chuyên môn hóa

Nếu như công việc của các HR bao gồm rất nhiều hoạt động như xử lý hành chính, quản lý con người, xây dựng văn hóa,… thì nhiệm vụ của các headhunter được chuyên môn hóa chỉ bao gồm việc tìm ra những người giỏi nhất và phù hợp nhất với nhu cầu tuyển dụng.

Headhunter cần xây dựng được cho mình một mạng lưới mối quan hệ với các ứng viên tiềm năng để có thể giải quyết được bài toán tìm người của các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Mức thu nhập của Headhunter

Headhunter là một công việc đầy tiềm năng với mức thu nhập hứa hẹn. Tùy theo số năm kinh nghiệm cũng như khả năng cá nhân mà mức lương của vị trí headhunter có thể khác nhau:

  • Với kinh nghiệm dưới 1 năm, mức lương của headhunter có thể dao động từ 300 – 400 USD/tháng.
  • Với kinh nghiệm từ 1 – 3 năm, mức lương có thể tăng lên từ 500 – 800 USD/tháng.
  • Từ 3 năm trở lên, headhunter có thể có mức lương trên 1.000 USD/tháng.

Bên cạnh mức lương cứng, headhunter còn nhận được hoa hồng doanh số, mức hoa hồng này thường bằng từ 10 – 20% tổng chi phí khách hàng trả cho dịch vụ headhunting.

Các kỹ năng cần có để trở thành một Headhunter

Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ

Khả năng tạo lập mối quan hệ là yếu tố tiên quyết đối với một headhunter. Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các ứng viên tiềm năng sẽ giúp headhunter giải quyết các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời, đây cũng chính là những đối tượng giúp đem lại nguồn thu nhập cho headhunter.

Kỹ năng tìm kiếm

Không phải lúc nào việc tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cũng dễ dàng. Những ứng viên tiềm năng – được gọi là ứng viên “ẩn mình” có thể không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của các headhunter và các công ty headhunter. Không những vậy, trên các nền tảng hiện nay còn có rất nhiều ứng viên triển vọng, đòi hỏi headhunter phải nghiên cứu, tìm kiếm và sàng lọc để tìm ra những ứng viên chất lượng. Tất cả những yếu tố này yêu cầu headhunter phải rèn luyện cho mình kỹ năng tìm kiếm đạt đến trình độ cao. 

Kỹ năng phân tích, đánh giá

Để sàng lọc được những ứng viên tiềm năng, các headhunter cần có khả năng phân tích, đánh giá giữa vô vàn ứng viên trên thị trường. Headhunter sẽ cần trang bị cho mình khả năng phán đoán nhanh nhạy để nhìn ra được những nhân tố đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Headhunter có thể gặp trường hợp nhu cầu của ứng viên và doanh nghiệp không hoàn toàn phù hợp với nhau. Trường hợp này đòi hỏi headhunter phải có khả năng đàm phán và thuyết phục để đạt được sự hài lòng của đôi bên.

Học gì để làm Headhunting?

Hiện tại, tại thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp không yêu cầu một loại bằng cấp cụ thể cho vị trí này. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí cộng tác viên headhunter để tích lũy kinh nghiệm rồi sau đó phát triển dần lên.

Tuy nhiên, việc sở hữu những tấm bằng liên quan đến các chuyên ngành truyền thông, kinh doanh và đặc biệt là nhân lực sẽ là điểm cộng cực lớn cho CV của bạn. Theo học chuyên ngành liên quan đến quản trị nhân lực sẽ là bước đệm vững chắc cho bạn bước vào thị trường headhunter. Dưới đây là một số trường đại học tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực đã được Spiderum chia ra theo từng vùng cho bạn tham khảo:

Tại miền Bắc: 

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Nội vụ
  • Trường Đại học Thương mại
  • Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Trường Đại học Công Đoàn

Tại miền Trung:

  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Trường Đại học Quy Nhơn
  • Trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng

Tại miền Nam:

  • Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở phía Nam)

Trên đây là tổng quan về công việc của một headhunter. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn xác định được hướng đi dễ dàng hơn trong quá trình theo đuổi công việc mơ ước của chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *