MC và hành trang cho người đam mê làm chủ sân khấu

MC và hành trang cho người đam mê làm chủ sân khấu

Học gì để trở thành MC? Những tố chất cần thiết để trở thành MC là gì? Học MC ở đâu tốt? Làm sao để trở thành MC chuyên nghiệp? Thu nhập của nghề dẫn chương trình…

Trong vài năm trở lại đây, nghề MC đã chiếm được khá nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra như học gì để trở thành MC, những tố chất cần thiết để trở thành MC, khóa học MC ở đâu tốt, cách làm MC chuyên nghiệp như thế nào hay thu nhập của nghề dẫn chương trình,… Trong khuôn khổ bài viết này, Spiderum sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho mọi băn khoăn về nghề MC dẫn chương trình nhé!

Làm MC là làm gì?

Cụm từ MC hay biên tập viên, MC truyền hình chắc hẳn không còn xa lạ với các bạn trẻ. MC (viết đầy đủ là Master of Ceremonies) là từ dùng để chỉ một người tự tin đứng trước đám đông, dùng sự khéo léo, hài hước, duyên dáng và thanh lịch của mình để dẫn dắt câu chuyện, thu hút người nghe, họ có kiến thức rộng và khả năng làm chủ sân khấu.

MC là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi chương trình bởi họ là cầu nối với khán giả tại sự kiện, làm cho khán giả say mê, thích thú hơn với chương trình. Một chương trình thành công không thể thiếu sự xuất hiện của người dẫn chương trình tài năng.

Sự khác biệt giữa MC dẫn chương trìnhbiên tập viênDàn nghệ sĩ đình đám cùng 5 MC VTV đếm ngược đón năm mới ở Countdown 2023

Chắc hẳn đã có lần bạn thắc mắc khi xem TV rằng người dẫn chương trình thời sự lại được gọi là biên tập viên (BTV) như BTV Thu Hà, BTV Hoài Anh, BTV Xuân Anh,… thay vì MC như chúng ta thường thấy. Trên thực tế, biên tập viên là từ dùng để chỉ những người làm tin, biên tập tin trước khi lên sóng. 

BTV dẫn chương trình là những người có sự tham gia sâu vào quá trình sản xuất tin và kịch bản dẫn. Họ có thể trực tiếp lấy tư liệu và làm tin rồi sau đó lên dẫn.

MC dẫn chương trình là những người không tham gia hoặc tham gia với mức độ rất nông vào kịch bản như thêm các từ nối giữa các phần hay lồng ghép một vài từ ngữ cho linh hoạt và mềm mại hơn.

Theo định nghĩa trên cộng với đặc thù nghề nghiệp khi làm việc tại cơ quan đài phát thanh – truyền hình thì chức danh BTV sẽ thể hiện đúng vai trò và nhiệm vụ của họ hơn.

Những kỹ năng và kiến thức cần có để trở thành MC Dàn nghệ sĩ đình đám cùng 5 MC VTV đếm ngược đón năm mới ở Countdown 2023

  • Vốn kiến thức sâu rộng:

Người dẫn chương trình cần có vốn kiến thức rộng, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội,… Kiến thức không chỉ cần rộng mà còn phải sâu bởi họ phải có khả năng phân tích thông tin, đưa ra quan điểm đúng đắn, nắm bắt được nhiều sự kiện, thông tin mới, đặc biệt là những thông tin liên quan tới nội dung chương trình.

  • Giọng nói tốt:

Có thể nói rằng giọng nói chính là “cần câu cơm” của các MC, bất kể là vị trí đưa tin, dẫn chương trình hay phỏng vấn,… Vì thế, tiêu chuẩn về giọng nói của người dẫn chương trình phải thực sự cuốn hút, có sức truyền cảm, không nói lắp, nói ngọng hay nói giọng địa phương. Giọng nói không được cường điệu mà phải tạo sự tự nhiên, gần gũi, chân thật. Không những vậy, giọng nói của MC còn ảnh hưởng tới sức nặng của thông tin được truyền tải trong chương trình. Không thể phủ nhận rằng, giọng nói lôi cuốn không chỉ giúp người nghe cảm thấy dễ chịu mà còn khiến bản tin trở nên hấp dẫn hơn nhiều.

  • Ngoại hình ưa nhìn:

Điều đầu tiên mà khán giả tiếp xúc không phải là kiến thức, giọng nói mà là ngoại hình của người dẫn chương trình. Đôi khi ngoại hình của người dẫn đôi khi cũng góp phần tác động không nhỏ tới sự thành công của chương trình.

  • Sự linh hoạt, nhạy bén:

Trong mỗi chương trình, kể cả những chương trình đã được đầu tư, dàn dựng và tổng duyệt rất kĩ lưỡng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh, những trục trặc hay sự cố khi chương trình đang diễn ra. Những lúc như vậy thì MC chính là người đứng ra chữa cháy để chương trình được thông suốt, liền mạch, đảm bảo về mặt thời gian và nội dung. MC cần linh hoạt đối phó với các tình huống diễn ra, luôn giữ được phong thái bình tĩnh, tự tin ngay cả khi gặp sự cố.

  • Khả năng điều khiển cảm xúc:

MC có nhiệm vụ như một chiếc cầu nối truyền thông tin từ khắp mọi nơi tới khán giả. Trong mỗi bản tin lại là một hàm lượng thông tin và cảm xúc nhất định. Vậy nên người dẫn chương trình cần giữ được thái độ trung lập để truyền tải được trọn vẹn và chính xác nhất bản tin ấy đến cho công chúng.

  • Lòng yêu nghề, sự đam mê:

Bên cạnh ánh hào quang, sự nổi bật với trang phục lộng lẫy và sân khấu tràn ngập ánh sáng, nghề dẫn chương trình cũng có những giây phút khó khăn, áp lực. Nghề MC có thể giúp bạn nổi tiếng rất nhanh, nhưng có thể chỉ một lần sai sót sẽ khiến bạn phải trả giá rất đắt. Đôi khi vì những khó khăn hay thất bại ban đầu mà người MC rất dễ buông xuôi, từ bỏ, để mất đi nhiều cơ hội quý giá. Vì vậy, để vượt qua khó khăn, áp lực, người MC cần có một sự đam mê, khao khát muốn gắn bó với nghề, sẵn sàng đương đầu với thử thách để vươn tới đỉnh cao.

Cơ hội phát triển và mức thu nhập của nghề MC

Thông thường đối với MC, bạn có thể lựa chọn một trong hai định hướng: MC đài truyền hình hoặc MC sự kiện. Ngoài việc phát triển theo 2 định hướng trên, những MC tài năng có thể rẽ hướng trở thành: Diễn giả chuyên môn, Youtuber, Diễn viên lồng tiếng hay MC – Voice off cho TVC quảng cáo,…

Về mức thu nhập, đối với những MCbiên tập viên thuộc đài truyền hình, mức lương căn bản của họ dao động trong khoảng 10 – 15 triệu/tháng. Tuy nhiên, họ có nhiều cơ hội ở những show diễn, sân khấu sự kiện to hơn nên mức thù lao họ nhận được sau mỗi show dẫn đó có thể từ vài triệu đồng đến cả chục triệu đồng.

Những MC không chuyên đến chuyên nghiệp cũng có mức lương rất hấp dẫn. Thu nhập khi dẫn chương trình tại các sự kiện vừa và nhỏ hoặc làm MC dẫn đám cưới trên một tháng có thể dao động từ 8 – 10 triệu đồng.

Đâu là những nơi đào tạo MC chất lượng tốt?

Một số hình thức học và đào tạo ngành MC phổ biến hiện nay là:

  • Học nghề MC tại các trường đào tạo chính quy có chuyên ngành đào tạo MC dẫn chương trình:
    • Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Khoa Phát thanh – Truyền hình);
    • Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình 1 (Khóa học Dẫn chương trình – Thuyết Trình);
    • Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh (Khoa Diễn viên hài, kịch – Lớp MC dẫn chương trình Câu lạc bộ sân khấu điện ảnh);
    • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Khoa Báo chí – Lớp MC dẫn chương trình);
  • Học nghề MC tại các trung tâm đào tạo nghề hoặc tham gia CLB MC tại các trường đại học: Học viên có thể lựa chọn trung tâm tư nhân đào tạo nghề MC như Á Châu Academy hay tham gia CLB dành cho sinh viên có năng khiếu trở thành MC. Trong các câu lạc bộ này có những lớp đào tạo MCdẫn chương trình chuyên nghiệp do giảng viên tại trường giảng dạy.

Nhiều người cho rằng để là một MC thành công cần có tố chất bẩm sinh, điều đó không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu được đào tạo bài bản theo một phương pháp chuyên nghiệp và bản thân thật sự nỗ lực thì ai cũng có thể trở thành một MC xuất sắc. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn có thêm động lực để bước tiếp trên con đường nghề nghiệp mình đã chọn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *