Nhà văn hiện đại: Khi kiếm tiền từ con chữ không còn là “giấc mộng hão huyền”

Nhà văn hiện đại: Khi kiếm tiền từ con chữ không còn là “giấc mộng hão huyền”

Văn học nói chung và nghề nhà văn nói riêng trước đây từng bị coi là ngành nghề bấp bênh và khó làm giàu. Vậy trong xã hội hiện đại, nghề viết văn đang phát triển ra sao? Làm nhà văn là làm gì? Làm sao để trở thành nhà văn?

Văn học nói chung và nghề nhà văn nói riêng trước đây từng bị coi là ngành nghề bấp bênh và khó làm giàu. Tuy nhiên, trải qua cả thế kỷ phát triển, cùng với sự nỗ lực và cống hiến của bao người đi trước, văn học ngày càng khẳng định được giá trị tinh thần, giá trị văn hóa và chỗ đứng của mình. Vậy trong xã hội hiện đại, nghề viết văn đang phát triển ra sao? Hãy cùng Spiderum tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nghề nhà văn làm gì?

Thông thường, đa số chúng ta đều nghĩ rằng chỉ cần biết viết các sản phẩm văn học như tiểu thuyết, tản văn hay truyện ngắn đều có thế gọi là nhà văn. Tuy nhiên, để xứng đáng với chức danh này, người làm nghề còn cần nhiều kỹ năng hơn thế.

Để được coi là một nhà văn chân chính, sản phẩm bạn viết ra phải có nét sáng tạo riêng, mang dấu ấn cá nhân, các con chữ cần sắp xếp một cách khéo léo, tinh tế hoặc mộc mạc, chất phác nhưng vẫn mang tính nghệ thuật. Ngoài ra, các tác phẩm cần có logic, luận điểm chặt chẽ, cuốn hút người đọc.

Nhắc đến nhà văn, hầu hết mọi người đều nghĩ đến các tác phẩm văn xuôi. Tuy nhiên khái niệm nhà văn còn mở rộng ra cả các thể loại thơ, tiểu thuyết, tự truyện, văn bản kịch. Một nhà văn có thể hoạt động cả ở các vị trí có tên gọi như nhà thơ, nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, nhà báo,…

Tố chất cần có của một nhà vănNhà văn là gì? Các tố chất cần có để trở thành nhà văn nổi tiếng

Để theo đuổi được nghề viết văn kiếm tiền, dùng con chữ kiếm cơm này cần rất nhiều lòng kiên trì và nhẫn nại. Hơn nữa, nhà văn cũng là một nghề cần tố chất và năng khiếu. Để thành công với nghề nhà văn, bạn cần có ít nhất một vài yếu tố dưới đây:

  • Yêu thích viết lách và có khả năng viết tốt.
  • Suy nghĩ sâu sắc, có cái nhìn đa chiều về cuộc sống.
  • Có lòng đồng cảm với sự vật, sự việc và con người.
  • Có trách nhiệm trong công việc, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin tốt.
  • Tư duy logic, mạch lạc, sáng tạo.
  • Có vống sống phong phú, vốn hiểu biết về văn hóa, phong tục, lịch sử.
  • Có khả năng xây dựng cho mình một lối hành văn mang đậm dấu ấn, phong cách cá nhân.

Cách để trở thành nhà văn

Có rất nhiều con đường để trở thành nhà văn, thậm chí là nhà văn nổi tiếng. Có thể nói nhà văn là một trong số những nghề có tỉ lệ nhân sự làm trái chuyên ngành cao nhất. Theo kinh nghiệm từ những người đi trước, để bắt đầu trở thành nhà văn, bạn nên bắt đầu một số thói quen và hoạt động sau:

  • Thử viết mỗi ngày: Có thể mỗi ngày bạn chỉ cần viết một trang nhật ký hay chỉ đơn giản và một vài dòng về những việc đáng nhớ trong ngày mà bạn đã trải qua. Viết văn mỗi ngày không chỉ giúp văn phong của bạn mượt mà hơn mà còn làm giàu thêm vốn từ vựng. Làm nhà văn là làm bạn với những con chữ, vậy nên hãy viết văn sao cho việc viết trở thành một phần trong cuộc sống của bạn.
  • Đọc thật nhiều, tiếp thu thông tin mọi lúc có thể: Không giới hạn ở việc đọc sách, đọc báo chí hay xem phim, xem TV đều giúp bạn làm phong phú thêm kho tàng kiến thức của mình. Hãy đọc, nghe và nhìn những sản phẩm văn học của người khác, học cái hay và rút ra những điểm chưa đạt, từ đó tự cải thiện kỹ năng của chính mình.
  • Mở rộng vòng bạn bè: Hãy thử tìm kiếm thêm những người đang có cùng chí hướng, sở thích với mình. Tìm được tri kỷ cũng giống như việc bạn tìm được một người thầy chính trực, một khán giả trung thành với những tác phẩm của bạn.
  • Thử chia sẻ các tác phẩm viết của mình: Việc chia sẻ tác phẩm sẽ là con dao hai lưỡi. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, trong một cộng đồng luôn có nhiều ý kiến trái chiều. Hãy học hỏi từ những góp ý đúng đắn, bỏ qua những bình phẩm ác ý và lấy những lời khen làm động lực.
  • Tự biên tập lại những tác phẩm của mình: Không một tác phẩm nào là hoàn hảo, bạn hãy thường xuyên đọc lại các sáng tác của mình và tìm ra những điểm chưa tốt để sửa lại.
  • Bắt đầu và hoàn thành một cuốn sách: Đích đến cuối cùng của tất cả các nhà văn đều là có thể xuất bản được tác phẩm của mình và có những đầu sách thành công rực rỡ. Để đạt được điều này, hãy thử viết một cuốn sách hoàn chỉnh và gửi cho các nhà xuất bản. Dù kết quả có được như mong đợi hay không thì cũng hãy giữ vững lòng tin và kiên trì với lý tưởng của mình.

Viết văn kiếm tiền trong thời đại văn học 4.0

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh thu nhập của một nhà văn như: “Nhuận bút một cuốn sách là bao nhiêu?”, “Làm thế nào để kiếm tiền từ văn học mạng?”,…

Về vấn đề nhuận bút, tùy từng nhà xuất bản mà con số này có thể thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, theo tiết lộ của một số nhà văn nổi tiếng, khi một cuốn sách của họ được xuất bản, mức nhuận bút và tiền bản quyển họ nhận được dao động trung bình từ 15 đến hơn 40 triệu đồng. Khi tác phẩm được tái bản lần tiếp theo, họ sẽ nhận được số tiền tính theo lượng sách bán ra hoặc tiền bản quyền tùy theo thỏa thuận với nhà xuất bản.

Còn trong thời đại 4.0, khi mạng xã hội đang ở thời kỳ phát triển rực rỡ, nhiều người đã đặt ra câu hỏi liệu việc viết văn còn sức cạnh tranh với những nội dung sản xuất hàng loạt hay không. Câu trả lời là hoàn toàn có. Nếu có tài năng về văn học và được gọi dưới danh xưng nhà văn, ngoài việc xuất bản tác phẩm, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ Internet bằng cách làm các công việc liên quan đến content, copywriting, viết báo hay truyện ngắn cho các diễn đàn online. Những công việc này có thể giúp bạn kiếm thêm từ 5 đến 15 triệu VNĐ/tháng.

Có trường đại học đào tạo nghề nhà văn không?

Nếu muốn được đào tạo các kiến thức văn học theo một chương trình chính quy, bạn có thể thi tuyển vào ngành văn học tại các trường đại học trên cả nước. Thông thường, ngành văn học sẽ tuyển các khối C (C00, C03, C04, C15) và D (D01, D02, D03, D04, D05, D06, D14, D15, D78, D79, D80, D81, D82,D83).

Theo ngành văn học, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức nền tảng như lý luận văn học, văn hóa và ngôn ngữ, văn học Việt Nam, văn học thế giới,… Sau đó, sinh viên sẽ được tiếp xúc với các kiến thức chuyên môn như phương pháp luận giúp nghiên cứu văn học, phương pháp cảm thụ văn học, sáng tác văn học, quy tắc sử dụng ngôn ngữ,…

Các trường đại học đào tạo ngành văn học

Spiderum đã tổng hợp danh sách một số trường nổi tiếng cả nước về chất lượng đào tạo ngành văn học dưới đây:

  • Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Đại học Sư phạm Hà Nội
    • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
    • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
    • Đại học Hải Phòng
  • Khu vực miền Trung:
    • Đại học Quy Nhơn
    • Đại học Duy Tân
    • Đại học Quảng Nam
    • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Khoa học – Đại học Huế
    • Đại học Quảng Nam
  • Khu vực miền Nam:
    • Đại học Sư phạm TP.HCM
    • Đại học Văn Lang
    • Đại học Văn Hiến
    • Đại học An Giang
    • Đại học Cần Thơ
    • Đại học Tây Đô

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có cái nhìn đúng hơn về nghề “viết văn kiếm tiền”. Để trở thành nhà văn không cần quá nhiều bằng cấp, chứng chỉ như các ngành nghề khác nhưng lại cần bỏ nhiều tâm tư, thời gian và công sức. Mong rằng nếu đã chọn nghề nhà văn, bạn hãy kiên trì và không ngừng nỗ lực để gặt hái được nhiều thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *