Bật mí về phát thanh viên – “Họa mi” đưa tin của nhà đài

Bật mí về phát thanh viên – “Họa mi” đưa tin của nhà đài

Phát thanh viên là những người đưa tin trên sóng radio của đài phát thanh. Phát thanh viên làm việc trong đài phát thanh và sẽ xuất hiện trên các sóng radio cùng giọng đọc truyền cảm.

Bên cạnh các bản tin trên sóng truyền hình thì sóng phát thanh hay bản tin radio cũng là một kênh được nhiều người theo dõi. Khoảng 10 năm về trước, XONEFM nổi lên với những cái tên như Nguyên Khang, Cáo, Miko, Minh Xù,… đã đưa nghề phát thanh viên tới gần hơn với các bạn trẻ. Vậy bạn có ước mơ trở thành một phát thanh viên hay từng muốn tìm hiểu về công việc này hay không? Nếu có, hãy cùng Spiderum khám phá nghề phát thanh viên trong bài viết này nhé.

Phát thanh viên là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì phát thanh viên là những người đưa tin trên sóng radio của đài phát thanh. Nhiều người thường nhầm lẫn vị trí phát thanh viên và biên tập viên truyền hình. Để dễ dàng phân biệt, bạn chỉ cần nhớ: Phát thanh viên làm việc trong đài phát thanh và sẽ xuất hiện trên các sóng radio cùng giọng đọc truyền cảm; còn biên tập viên làm việc trong đài truyền hình và thường xuất hiện trong các bản tin với hình ảnh, trang phục, đầu tóc chỉn chu và lối dẫn chương trình chuyên nghiệp.

Công việc của phát thanh viên là gì?

Công việc của một phát thanh viên sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính: Khâu kịch bản, trước giờ lên sóng và trong khi lên sóng.

Khâu chuẩn bị kịch bản phát thanh:

Trước đây, kịch bản phát thanh được các biên tập viên soạn thảo sẵn và phát thanh viên chỉ cần luyện đọc, tập giọng để đọc trơn tru kịch bản khi tới giờ lên sóng. Nhưng hiện nay, phát thanh viên sẽ cần kiêm nhiệm cả khâu lên kịch bản.

Việc này vừa thêm trách nhiệm và khối lượng công việc mà cũng vừa tạo sự thuận lợi hơn cho phát thanh viên. Bởi, nó sẽ khiến việc khai thác và truyền đạt thông tin trở nên nhất quán, giúp phát thanh viên chủ động và được làm chủ bản thảo hơn.

Trước giờ lên sóng:

Phía sau một buổi lên sóng thành công là sự chuẩn bị đầy kỹ lưỡng của phát thanh viên. Ngoài giọng nói thì những việc dưới đây sẽ nằm trong checklist “trước giờ G” của họ:

  • Đọc dượt để nắm được ý chính của nội dung kịch bản sẽ lên sóng buổi thu hôm đó.
  • Kiểm tra các thiết bị chuẩn bị cho buổi lên sóng như thiết bị âm thanh, mic, đầu phát,…
  • Thống nhất các công việc chung với bạn dẫn hoặc khách mời (nếu có).
  • Với những buổi lên sóng có sự tham dự của các khách mời, phát thanh viên sẽ phải thảo luận kịch bản và trao đổi với họ. Song song với đó, họ cần phải thống nhất công việc với những người có liên quan tới buổi thu.

Trong khi lên sóng:

Trong thời gian lên sóng, phát thanh viên sẽ có những việc cần làm như sau:

  • Phân chia thời lượng phát sóng hợp lý và theo cấu trúc chung gồm các phần mở, thân và kết.
  • Trình bày các nội dung theo kịch bản một cách khéo léo và có thể dẫn dắt thêm những tình huống, câu chuyện có liên quan khác.
  • Nếu có sự góp mặt của khách mời, phát thanh viên sẽ là người phỏng vấn trực tuyến/ trực tiếp.
  • Xử lý tình huống phát sinh trong khi chương trình đang phát sóng (nếu có).

Những yếu tố cơ bản để trở thành phát thanh viênCông việc phát thanh viên - bạn chưa biết | Ngành văn học

Mặc dù bạn có thể trở thành một phát thanh viên nếu đã từng có kinh nghiệm làm MC tại các sự kiện nhưng sẽ cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng khác để làm việc tại các đài phát thanh – truyền hình lớn. Thông thường, các tiêu chí để trở thành phát thanh viên chuyên nghiệp sẽ bao gồm:

  • Giọng nói
  • Kỹ năng biên tập
  • Kỹ năng giao tiếp (hoặc là kỹ năng phỏng vấn trong một cuộc trò chuyện)
  • Học vấn từ bậc cử nhân trở lên hoặc có kinh nghiệm liên quan tới truyền thông đại chúng
  • Khả năng trau dồi kiến thức
  • Vốn ngoại ngữ tốt

Cơ hội nghề nghiệp của nghề phát thanh viên

Với xu hướng đa dạng hóa nội dung để tăng chất lượng phục vụ các đối tượng khán giả, các kênh phát thanh và truyền hình cũng theo đó cần tuyển dụng nhiều phát thanh viên cũng như biên tập viên hơn.

Bên cạnh những kênh thông tin truyền thống, các kênh thông tin và truyền thông trực tuyến cũng đang ngày một nở rộ và phát triển, điển hình là dạng kênh podcast. Đi cùng với đó là nhu cầu tuyển dụng nhân sự trẻ ngành phát thanh dần tăng cao. Đặc biệt, yêu cầu nhân sự của các kênh này cũng “dễ thở” hơn so với các kênh truyền thống.

Thu nhập của phát thanh viên

Phát thanh viên của đài truyền hình, trên sóng radio và các môi trường khác có mức thu nhập phổ biến từ 7.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng, chưa bao gồm các khoản thưởng, phụ cấp khác. Sau khi công tác 3 năm trong nghề, con số này sẽ được nâng lên mức từ 8.500.000 – 22.000.000 đồng/tháng.

Để trở thành phát thanh viên học ngành gì?

Nếu muốn theo học một ngành chính quy đào tạo phát thanh viên, bạn có thể theo học các ngành Báo chí, Phát thanh – Truyền hình, Truyền thông hoặc những ngành thuộc nhóm Xã hội – Nhân văn. Một số trường đại học có uy tín trong ngành này là:

  • Khu vực miền Bắc:
    • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Khu vực miền Trung:
    •  Đại học Huế
  • Khu vực miền Nam:
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Nếu bạn có dự định du học, những quốc gia sau đây là điểm đến hàng đầu về các ngành học đào tạo phát thanh viên: Mỹ, Anh, Úc, Hàn Quốc, Canada.

Vậy là Nhà Nhện đã đưa bạn đi khám phá một cách tổng quan nhất về công việc của phát thanh viên. Các bạn đừng quên đón đọc các bài viết về những người trong muôn nghề khác nữa của chúng mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *