Ký sự mỏng về nghề phóng viên

Ký sự mỏng về nghề phóng viên

Nhắc đến phóng viên chúng ta sẽ nhớ ngay đến những người làm việc trong các tòa soạn, đài truyền hình, đài phát thanh,… Họ thường được cử đi bởi các đài truyền hình với công việc chủ yếu là tác nghiệp và thu thập tin tức.

Xuất hiện với những bộ vest chỉn chu trên màn ảnh hay những thước phim đội mưa đội gió ghi hình cảnh mưa lũ miền Trung,… là những hình ảnh chúng ta thường thấy về nghề phóng viên. Vậy làm phóng viên còn có những bí mật thú vị nào? Hãy cùng Người Trong Muôn Nghề khám phá qua bài viết sau nhé!

Hiểu thế nào về nghề phóng viên

Phóng viên là gì?

Nhắc đến phóng viên chúng ta sẽ nhớ ngay đến những người làm việc trong các tòa soạn, đài truyền hình, đài phát thanh,… Họ có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin, đồng thời đưa những thông tin đó đến với mọi người dưới dạng tin tức, hình ảnh, câu chuyện,…

Đây là một công việc mang tính đặc thù của ngành báo chí vì phóng viên cần phải ra thực địa để thực hiện những công việc như phỏng vấn, chụp hình, quay phim,… phục vụ cho việc thu thập tin tức.

Sự khác nhau giữa phóng viên và nhà báo

Đặc điểm chung giữa phóng viên và nhà báo là công việc sản xuất tin tức, nắm bắt và tìm hiểu để đưa ra thông tin chính xác, kịp thời cho công chúng. Tuy nhiên giữa hai vị trí này có những sự khác biệt nhất định trong tính chất công việc.

Đối với nhà báo, đây là chức danh chính thống được Nhà nước ban hành thông qua Luật Báo Chí vào năm 2016. Những người được cấp chức danh nhà báo sẽ được cấp Thẻ nhà báo.

Trong khi đó, những người làm phóng viên thường được cử đi bởi các đài truyền hình với công việc chủ yếu là tác nghiệp và thu thập tin tức. Với phóng viên, họ chỉ có thể nhận được giấy giới thiệu từ đơn vị mình công tác chứ chưa được cấp thẻ nhà báo khi đi tác nghiệp thực địa.

Có thể nói về công việc giữa nhà báo và người làm phóng viên có sự tương đồng trong công việc và điểm mấu chốt khác nhau giữa hai vị trí này sẽ là tấm thẻ nhà báo. Thông thường, để từ vị trí phóng viên trở thành nhà báo, người làm nghề cần thỏa mãn các điều kiện như sau: Làm việc liên tục tại tòa soạn, cơ quan báo chí trong thời gian ít nhất là 2 năm; Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; Tốt nghiệp Đại học trở lên.

Quyền lợi của thẻ nhà báo được thể hiện thông qua một vài quyền lợi như sau:

  • Khi đi tác nghiệp tại các cơ quan, tổ chức, với thẻ nhà báo, bạn có thể yêu cầu những tổ chức, cơ quan này cung cấp tài liệu không nằm trong danh mục những tài liệu cấm tiếp cận của Nhà nước và bản thân tổ chức, cá nhân.
  • Khi tham gia lấy tin tức trong những sự kiện lớn, bạn có thể ra vào sự kiện với thẻ nhà báo như tấm thẻ thông hành và thông thường sẽ được sắp đặt khu vực và vị trí riêng để phục vụ công việc lấy tin.
  • Ngoài ra, khi thực hiện nghiệp vụ tại các phiên tòa xét xử công khai, bạn được phép liên lạc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân liên đới đến việc tố tụng để phỏng vấn, thu thập tin tức.

Phân loại các loại hình phóng viênPhóng Viên Là Gì? Câu Chuyện Làm Nghề Phóng Viên Có Thể Bạn Chưa Biết -  Glints Vietnam Blog

Có nhiều loại hình phóng viên chuyên về các lĩnh vực khác nhau có thể kể đến như:

  • Phóng viên truyền hình: Chúng ta thường thấy họ thông qua các kênh thông tin đại chúng. Đây là những người làm nghề phóng viên tại các đài truyền hình.
  • Phóng viên báo chí: Những người làm nghề phóng viên tại các tòa soạn sẽ có danh xưng này.
  • Phóng viên thường trú: Đây được hiểu là vị trí phóng viên tác nghiệp tại thực địa trong thời gian nhất định theo chỉ định của các đơn vị truyền thông. Họ cũng được coi là đại diện cho đơn vị của mình tại khu vực tác nghiệp.
  • Phóng viên chiến trường: Đối với nghề phóng viên, đây được coi là tác vụ khó khăn và nguy hiểm nhất bởi công việc những rủi ro và nguy hiểm ở mức độ cao. Người làm phóng viên chiến trường phải có những phẩm chất nhất định và cần đạt rất nhiều yêu cầu nghiêm ngặt thì mới có thể tác nghiệp ở lĩnh vực này.
  • Phóng viên ảnh: Đây là những người có nhiệm vụ chuyên trách trong việc thu thập các hình ảnh minh họa cho các ấn phẩm báo chí. Người làm phóng viên ảnh có thể làm việc linh hoạt và tự do mà không cần ký kết với bất kỳ đơn vị báo chí, truyền thông nào.

Làm phóng viên sẽ có những công việc gì?

Một số công việc, nhiệm vụ của người làm nghề phóng viên là:

  • Tác nghiệp, thu thập thông tin sau đó chọn lọc để đưa ra các tin tức, sự kiện nóng hổi.
  • Thực hiện nghiệp vụ quan sát, phỏng vấn để kiểm chứng các thông tin thu thập được.
  • Chụp ảnh, quay phim, ghi âm khi tác nghiệp làm tư liệu cho ấn phẩm báo chí.
  • Soạn thảo, biên tập bài viết nhằm đưa ra những tin tức báo chí chính xác và dễ tiếp cận đối với công chúng.
  • Thực hiện tác vụ lên sóng trực tiếp (phóng viên truyền hình) hoặc đưa các ấn phẩm đến với các nhà xuất bản.

Một số đặc điểm và kỹ năng của người phóng viên cần có

  • Khả năng nắm bắt nhu cầu tin tức của công chúng
  • Khả năng tìm kiếm thông tin
  • Nhanh nhẹn, biết cách ứng xử, giao tiếp
  • Phẩm chất đạo đức trong nghề phóng viên
  • Cần có thái độ hòa đồng trong công việc
  • Làm việc dưới áp lực cao, không ngại khó khăn
  • Kỹ năng viết, truyền tải thông tin tốt
  • Linh hoạt trong ngôn ngữ, đồng thời cần có kỹ năng giao tiếp
  • Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng
  • Khả năng sử dụng các công cụ như: Máy ảnh, máy quay, máy ghi âm,…

Mức thu nhập chung người làm nghề phóng viên

Mức thu nhập của nghề phóng viên phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, kỹ năng và môi trường làm việc. Đối với các bạn mới ra trường và bắt đầu phát triển nghề phóng viên, mức thu nhập có thể đạt được từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng.

Thông qua khảo sát đối với các trang mạng tuyển dụng nghề nghiệp, bạn sẽ thấy mức lương của nghề phóng viên (vốn kinh nghiệm từ 2 năm trở lên) như sau:

  • Mặt bằng chung: 15 – 20 triệu đồng/tháng;
  • Thông thạo ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh: 20 – 30 triệu đồng/tháng.

Làm phóng viên học ngành gì?

Khi thi vào các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Báo chí, bạn cần thông qua xét tuyển tổ hợp bao gồm: Môn bắt buộc (Ngữ văn, môn năng khiếu) và môn học khác (Toán, Tiếng Anh).

Một số trường đào tạo về Báo chí tại Việt Nam:

  • Khu vực miền Bắc: Học viện Báo chí – Tuyên truyền; Học viện Ngoại giao, Đại học Sân khấu Điện Ảnh, Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,…
  • Khu vực miền Nam: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông;…
  • Khu vực miền Trung: Đại học Khoa học – Đại học Huế,…

Ngoài ra bạn có thể phát triển nghề phóng viên thông qua chuyên ngành Marketing thuộc các trường thuộc khối Kinh tế.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có cho mình góc nhìn bao quát hơn với nghề phóng viên. Hãy đón đọc thêm các bài viết khác về “Người trong muôn nghề” của chúng mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *