Streamer: Stream game thời 4.0, cơ hội và thách thức

Streamer: Stream game thời 4.0, cơ hội và thách thức

Streamer là việc những content creator thực hiện phát sóng trực tiếp (livestream) trên các nền tảng trực tuyến. Nội dung phát sóng càng đa dạng, các streamer không chỉ giới hạn ở việc chơi game mà họ có thể hát, làm các công việc thường ngày, nói chuyện phiếm,… miễn sao để kết nối cùng khán giả.

Những năm gần đây, làn sóng livestream, đặc biệt là stream game, đã phát triển mạnh mẽ và tạo ra sức ảnh hưởng lớn tới giới trẻ. Nghề streamer có lẽ là cái tên nổi bật nhất trong số những ngành nghề mới xuất hiện. Vậy làm streamer có đơn giản? Để trở thành streamer cần những gì? Hãy cùng Spiderum tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Streamer là nghề gì?Cựu binh 64 tuổi làm streamer game - VnExpress Số hóa

Streamer là việc những content creator (người sáng tạo nội dung) thực hiện phát sóng trực tiếp (livestream) trên các nền tảng trực tuyến. Giai đoạn trước, nội dung buổi livestream sẽ hoàn toàn là về game, streamer sẽ vừa stream game, vừa giao lưu, trò chuyện với người hâm mộ. Nhưng càng ngày nội dung phát sóng càng đa dạng, các streamer không chỉ giới hạn ở việc chơi game mà họ có thể hát, làm các công việc thường ngày, nói chuyện phiếm,… miễn sao để kết nối cùng khán giả.

Cách trở thành streamer

Trở thành một streamer rất dễ, nhưng để trở nên nổi tiếng, được mọi người ủng hộ và đón nhận là cả một quá trình gian nan, vất vả. Dưới đây là cách trở thành streamer mà Spiderum đã tham khảo và tổng hợp cho bạn.

  • Tạo một kênh trên nền tảng streaming và set up phần mềm streaming:

Trước hết, bước cơ bản nhất để xây dựng thương hiệu của mình là bạn cần tạo một kênh trên nền tảng streaming và set up phần mềm streaming.

Hiện nay, Youtube Gaming, Discord và Twitch là các nền tảng phát sóng trực tiếp lớn nhất dành cho các gaming streamer. Bạn cần hoạt động trên tất cả các nền tảng này bởi Youtube là nơi dễ tiếp cận với nhiều tệp người xem hơn, từ đó bạn có thể kiếm được nhiều follower từ Youtube hơn. Còn với Discord và Twitch, đây là 2 nền tảng tập trung rất đông các game thủ chuyên nghiệp, giúp bạn tìm kiếm trực tiếp tệp người theo dõi quan tâm tới game.

Với phần mềm streaming, bạn cần chú ý đến độ ổn định bởi không ai muốn bị gián đoạn bởi sự cố kỹ thuật lúc đang “hăng máu” ở những đoạn cao trào khi livestream cả. Gợi ý cho bạn 2 phần mềm là OBS và Xsplit, tuy nhiên, nên ưu tiên OBS trước bởi nó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của streamer mà lại còn miễn phí.

  • Các thiết bị cần thiết:

Tất nhiên để chơi được game, thứ đầu tiên bạn cần nghĩ đến là một dàn PC đủ khỏe và ổn định để stream game mượt mà. Tiếp đến, streamer cần trang bị thêm webcam để lên sóng khi livestream. Ngoài ra, những phụ kiện đi kèm không kém phần quan trọng trong set đồ của một streamer gồm có: Chuột, bàn phím, tai nghe, mic (hoặc tai nghe tích hợp mic) và ghế gaming.

  • Chọn cho mình một tựa game hoặc thể loại game chủ đạo:

Sau 2 công đoạn chuẩn bị trên với đầy đủ đồ nghề, giờ là lúc xắn tay chuẩn bị thực chiến rồi. Bạn hay chơi thể loại game gì? Tựa game nào bạn chơi nhiều nhất? Bạn thích game với nội dung như thế nào?,… Hãy tự hỏi mình một số câu hỏi cơ bản để bắt đầu với một game là sở trường của bạn.

  • Một kế hoạch livestream rõ ràng:

Bạn cần một thời gian biểu cụ thể và hãy cố gắng cố định thời gian lên sóng của mình.  Điều này có lợi cho cả bạn và followers bởi với khung thời gian đã được định trước, bạn sẽ biết hôm đó mình cần chuẩn bị những nội dung gì (hoặc freestyle ngẫu hứng nếu bạn thực sự tự tin vào chính mình và đặt cao tính giải trí hơn). Đồng thời, bạn sẽ tạo ra thói quen cho người theo dõi và sự thuận tiện cho họ bởi có thể họ sẽ canh trước giờ lên sóng để không vướng những công việc khác.

  • Thực hiện livestream và không ngừng nỗ lực:

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, việc trở nên thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần thời gian và sự bền bỉ. Ngoài ra, trong ngành công nghiệp streaming, bạn cần có cá tính riêng và cả sự hậu thuẫn sau lưng. Việc trước mắt bạn cần làm là lên một lộ trình cụ thể và đặt ra các mục tiêu cho mình. Hãy cố gắng đạt được từng mục tiêu nhỏ rồi dần dần đến những thứ xa hơn. Bạn sẽ biết mình cần cải thiện và sửa đổi những gì qua từng mục tiêu nhỏ như vậy.

Streamer và những cơ hội phát triển

Công việc chính của streamer là xuất hiện trên các nền tảng trực tuyến, họ không cần di chuyển, đi lại giữa trời mưa bão hay nắng gắt để tới nơi làm việc như đa số các công việc khác. Việc chỉ ngồi một chỗ mà vẫn kiếm được tiền quả thật rất hấp dẫn, hơn thế lại còn được giao lưu với nhiều người có chung sở thích từ nhiều nơi trên thế giới.

Kỷ nguyên 2020 đánh dấu sự bùng nổ của thế giới trên mạng. Đa số các bạn trẻ ngày nay chuộng thông tin từ mạng xã hội hay qua các thiết bị số hơn là tìm tới những tờ báo giấy truyền thống. Nghề streamer qua đó rất “hợp thời” và dễ tiếp cận.

Với tập người theo dõi đông đảo các bạn trẻ, streamer sẽ là người gần gũi với các bạn hơn, tiếng nói của họ cũng sẽ có ảnh hưởng hơn tới thế hệ trẻ. Không chỉ ngồi xem streamer chơi game, qua nhiều lần tương tác, các bạn trẻ xóa bỏ được khoảng cách và dần đem những câu chuyện cá nhân để chia sẻ với streamer – như một cách để giãi bày và được lắng nghe. Nghề streamer không chỉ là stream game, họ có thể là vị cứu tinh của bất kỳ bạn trẻ nào nếu câu nói của họ có đủ sức nặng. Vậy nên, nếu đi đúng hướng, streamer sẽ là một nghề có tính nhân văn.

Streamer và những thách thức phải đối mặt

Sự phát triển như vũ bão của internet kéo theo xu hướng nhà nhà, người người làm stream game. Nhiều bạn trẻ nuôi ước mơ trở thành một streamer được nhiều người theo dõi và nổi tiếng. Vậy nhưng, nếu quá nhiều người đổ xô làm streamer, thị trường này sẽ dễ bị bão hòa. Từ đó xảy ra “cuộc chiến sinh tồn” khốc liệt do sự cạnh tranh và tính mới mẻ, thu hút giữa các streamer khác nhau, dẫn tới tốc độ đào thải của nghề này tăng cao. 

Trước khi trở thành streamer, bạn cần một khoản đầu tư không hề nhỏ cho các thiết bị, chưa kể thời gian bạn phải bỏ ra cho mỗi buổi lên sóng cũng không thua kém giờ làm việc của dân văn phòng. Nếu không kiên trì và thực sự nghiêm túc với nghề, bạn sẽ dễ nản chí vì lượt xem của thời gian đầu thường không cao, độ tương tác cũng khá kém. 

Streamer có thể là người đem lại niềm vui, tiếng cười và sự giải trí cho người xem, nhưng chính họ có thể là người phải đổ lệ phía sau màn hình do chính những lời bình luận ác ý, mang tính xúc phạm trên mạng xã hội. Bởi vậy mà không ít streamer gặp phải vấn đề về tâm lý.

Giờ làm việc của streamer là lúc những người khác đang nghỉ ngơi, thời lượng một buổi livestream cũng ngót nghét 8 – 12 tiếng, giờ bắt đầu từ 7 – 10h tối cho tới 2 – 6h sáng. Không khó hiểu khi có dùng tới ghế gaming hay các loại thực phẩm bổ sung để hỗ trợ thì sức khỏe của streamer cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Cách kiếm thu nhập của streamer

Một streamer có thể kiếm thu nhập qua những cách phổ biến như nhận tiền từ các nền tảng trực tuyến, donate từ người hâm mộ, cát xê từ các hợp đồng quảng cáo, collab với các thương hiệu để quảng bá sản phẩm, hoặc ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu cá nhân.

Thu nhập của streamer tùy thuộc vào độ nổi tiếng của họ. Càng nhiều fan hâm mộ, sức ảnh hưởng càng lớn thì họ sẽ càng nhận được nhiều đãi ngộ từ công ty chủ quản hoặc lượng tiền donate từ người hâm mộ. Ngoài ra, độ nổi tiếng cũng sẽ quyết định số tiền họ được các nhãn hàng trả khi ký vào hợp đồng quảng cáo, hợp đồng dịch vụ.

Hy vọng bài viết trên đem tới một cái nhìn bao quát hơn cho bạn về nghề streamer để bạn có thêm nội dung tham khảo cho định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *