System Infrastructure – Khám phá “cơ sở hạ tầng” ngành IT

System Infrastructure – Khám phá “cơ sở hạ tầng” ngành IT

System Infrastructure là tập hợp của toàn bộ các phương tiện được yêu cầu để thực hiện các công tác điều hành, kiểm soát, phát triển, phân phối và hỗ trợ dịch vụ CNTT. IT System Infrastructure bao gồm tất cả những yếu tố liên quan đến CNTT nhưng không bao gồm quy trình, tài liệu hay con người.

Khái niệm System Infrastructure đã không còn quá xa lạ với xã hội hiện đại ngày nay bởi sự xuất hiện của nó ở hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với từng chuyên ngành khác nhau, System Infrastructure lại được hiểu theo các nét nghĩa khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, Spiderum sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng cũng như giải đáp những băn khoăn của các bạn về khái niệm “System Infrastructure” trong ngành IT nhé!

Tổng quan chung về System Infrastructure

Infrastructure có nguồn gốc là một danh từ trong tiếng Anh với ý nghĩa là một cấu trúc hay kết cấu cơ bản của hệ thống hay của tổ chức cần thiết để vận hành các hoạt động đặc biệt. Hiểu một cách đơn giản, “cơ sở hạ tầng” chính là cụm từ diễn tả chính xác nhất khái niệm trên.

Trong ngành công nghệ, Infrastructure không phải là khái niệm được mô tả với các tính chất chung chung mà được chia thành các loại cụ thể, bao gồm: Soft Infrastructure (Cơ sở hạ tầng mềm), Hard Infrastructure (Cơ sở hạ tầng cứng), Critical Infrastructure (Cơ sở hạ tầng quan trọng).

System Infrastructure đề cập đến rất nhiều hệ thống kỹ thuật, trong đó có hệ thống máy chủ và hệ thống thiết bị mạng. Bởi vậy, chúng có vai trò và tầm quan trọng lớn trong các môi trường kinh doanh. Bằng cách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy năng suất và làm cho quá trình chia sẻ, truyền dữ liệu trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

System Infrastructure trong ngành công nghệ thông tin được ví như một kho chứa các thành phần gồm máy tính, phần cứng, thiết bị Internet, các hệ thống mạng và phần mềm khác. Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng trong IT cũng được hiểu là tập hợp của toàn bộ các phương tiện được yêu cầu để thực hiện các công tác điều hành, kiểm soát, phát triển, phân phối và hỗ trợ dịch vụ CNTT. IT System Infrastructure bao gồm tất cả những yếu tố liên quan đến CNTT nhưng không bao gồm quy trình, tài liệu hay con người.

Như vậy, System Infrastructure thuộc về thành tố nội bộ trong tổ chức. Chúng được triển khai, thực hiện qua hệ thống điện toán đám mây hoặc trong một cơ sở có quyền sở hữu và đôi khi được kết hợp cả hai.

Tầm quan trọng của IT System InfrastructureInfrastructure là gì? Cơ hội việc làm dành cho IT Infrastructure

Các cấu trúc trong IT System Infrastructure góp phần hình thành, thúc đẩy và hỗ trợ các phần chức năng trong kinh doanh phát triển. Bởi vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT có sứ mệnh đảm bảo cho tất cả những thành tố ấy được hoạt động ổn định và hiệu quả nhất.

System Infrastructure được xem là “nền móng” của một hệ thống công nghệ nên chúng đóng vai trò quan trọng với sứ mệnh duy trì một cỗ máy khổng lồ hoạt động trơn tru. Việc phát triển hoặc sở hữu một hệ thống IT Infrastructure mạnh mẽ sẽ đem lại những hiệu quả siêu việt trong công việc, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh thị trường trở nên gay gắt như hiện nay. Sự xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp cùng với tốc độ biến đổi theo từng giây của nền công nghệ đặt ra yêu cầu cơ sở hạ tầng cần được xây dựng, thay đổi và phát triển sao cho bắt kịp với thời cuộc.

Những nhánh công việc chính trong IT System Infrastructure

Chuyên gia tư vấn cơ sở hạ tầng CNTT

Chuyên gia tư vấn IT System Infrastructure là những chuyên gia tư vấn về các vấn đề liên quan tới cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ các công ty xây dựng, cài đặt và bảo trì hệ thống máy tính của họ. Các chuyên gia tư vấn có trách nhiệm xem xét các hệ thống máy tính của công ty, ghi lại mọi thay đổi được thực hiện và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện.

Họ có thể thiết lập mạng nội bộ hoặc hệ thống mạng trong một công ty và định cấu hình bộ định tuyến và máy chủ. Bên cạnh đó họ cũng sẽ chịu trách nhiệm với mảng an ninh mạng. Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề mạng, tư vấn viên sẽ hỗ trợ khắc phục sự cố hoặc sửa chữa những vấn đề này.

Kỹ sư hạ tầng CNTT

Vai trò của vị trí này là chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, triển khai, duy trì cơ sở hạ tầng CNTT bằng công nghệ mới nhất. Kỹ sư cơ sở hạ tầng CNTT phải đảm bảo tất cả các hệ thống CNTT hỗ trợ các doanh nghiệp ở mọi quy mô hoạt động hiệu quả, đảm bảo tất cả các hệ thống trong một tổ chức hoạt động trơn tru.

System Administrator

Quản trị viên hệ thống (System Administrator hoặc SysAdmin) là người chịu trách nhiệm cho việc bảo trì, cấu hình và duy trì hoạt động của hệ thống máy tính, máy chủ của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Công việc của một quản trị viên hệ thống gồm:

  • Phân tích nhật ký của hệ thống và xác định được nguyên nhân gây ra sự cố để tìm cách khắc phục.
  • Thực hiện việc kiểm toán hệ thống, cài đặt và cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành, của các ứng dụng.
  • Thực hiện cài đặt và cấu hình phần cứng, phần mềm.
  • Thực hiện các thao tác thêm, xóa, cập nhật thông tin người dùng, thiết lập lại mật khẩu,…
  • Trả lời các thắc mắc về kỹ thuật và hỗ trợ người dùng.
  • Có trách nhiệm đối với an ninh của hệ thống máy tính, biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc cấu hình hệ thống.
  • Giải quyết các sự cố và lập báo cáo về các sự cố, cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống.
  • Bảo đảm hoạt động của toàn bộ hệ thống diễn ra bình thường, định kỳ thực hiện việc sao lưu và diễn tập phục hồi thảm họa, cấu hình, sửa và xóa tập tin hệ thống.
  • Trong một số tổ chức có các chức danh công việc riêng như: Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support), Quản trị viên cơ sở dữ liệu (Database Administrator), Quản trị viên website (Website Administrator), Quản trị viên mạng máy tính (Network Administrator).

Yêu cầu với vị trí:

  • Về mặt bằng cấp: Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc cử nhân, kỹ sư với các chuyên ngành như Khoa học máy tính (Computer Science), Công nghệ thông tin (Information Technology), Hệ thống thông tin (Information Systems), Mạng máy tính và Truyền thông.
  • Về mặt các chứng chỉ: Các bạn có thể tham khảo các hệ thống chứng chỉ của Microsoft, Cisco hoặc LPI (Linux Professional Institute).

DevOps

DevOps là sự kết hợp của từ Development (Phát triển tính năng sản phẩm) và Operations (Vận hành):

  • Giai đoạn phát triển (Development) bao gồm phần việc của Designer, Developer, QA QC,…
  • Giai đoạn vận hành (Operations) có sự tham gia của System Engineer, System Administrator, Operation Executive, Release Engineer, DBA, Network Engineer, Security Engineer,…

Công việc của một người làm DevOps gồm:

  • Về mặt quy trình, DevOps cần đảm bảo làm thế nào để các bộ phận hợp tác trơn tru thuận lợi hơn.
  • Về mặt sản phẩm, DevOps cần làm thế nào để các service kết nối và giao tiếp với nhau theo rules hiệu quả, cũng như đảm bảo việc scaling được “êm ái”.

Yêu cầu kỹ năng cứng đối với DevOps:

  • Kỹ năng lập trình “cứng” là điều bắt buộc: DevOps Engineer thường là vị trí kiêm nhiệm (Developer kiêm nhiệm thêm phần việc Operations, hoặc là System Engineer kiêm nhiệm thêm một phần việc của Dev,…) chính vì thế mà một DevOps cần phải có kỹ năng lập trình cứng. Ngôn ngữ lập trình phổ biến cho DevOps Engineer là Python, Shell Script. Ngoài ra, để Ops, DevOps Engineer cũng cần hiểu sâu, thông thạo về hệ điều hành đang sử dụng (Linux, Docker,…)
  • Kỹ năng research tốt: Người làm DevOps phải có khả năng research tốt để nhanh chóng tìm ra giải pháp, xử lý tình huống.
  • Ngoài ra, một DevOps Engineer cũng cần có: Kinh nghiệm với System và IT Operations, Quản lý dữ liệu, nắm vững các tiến trình (CI/CD) và công cụ tự động hóa, khả năng sử dụng nhiều công nghệ và mã nguồn mở, Coding/Scripting.

Network Engineer

Network Engineer, hay còn gọi là Kỹ sư mạng, là chuyên gia công nghệ có kỹ năng duy trì kết nối dữ liệu, thu âm, cuộc gọi, video và các dịch vụ mạng bao gồm mạng không dây. Các vị trí khác nhau trong ngành Network Engineering gồm: Network Technician, Network Analyst, Wireless Network Engineer, Network Security Engineer, Network Administrator, Network Manager,…

Công việc của Network Engineer bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và thực hiện toàn bộ mạng máy tính trong các tổ chức, doanh nghiệp. 
  • Cung cấp cơ sở hạ tầng, bảo mật và đảm bảo hiệu suất tối đa cho người dùng cuối.
  • Đảm bảo tất cả các hệ thống hoạt động đúng như những gì đã được định trước. 
  • Thiết kế và cài đặt, cấu hình hệ thống mạng. Xây dựng tài liệu và thiết lập các tiêu chuẩn liên quan.
  • Thiết kế, cài đặt những giải pháp mới, cải tiến hệ thống mạng hiện hữu.
  • Cải tiến tối đa hiệu xuất thông qua việc theo dõi hệ thống, giải quyết các sự cố, nâng cấp hệ thống. Network Engineer cũng cần làm việc chặt chẽ với Network Architect (nếu 2 vai trò này khác nhau trong công ty) để có thể tối ưu hóa hạ tầng mạng.
  • Giải quyết các sự cố liên quan đến hệ thống mạng.
  • Xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn quản lý và sử dụng hệ thống mạng

Yêu cầu đối với Network Engineer:

  • Về bằng cấp: Thông thường kỹ sư hệ thống mạng phải có bằng cử nhân về khoa học máy tính, hệ thống thông tin, kỹ sư máy tính hoặc các bằng về kỹ thuật tương đương. Một số công ty lớn còn yêu cầu cả bằng master về khoa học máy tính hoặc Kinh doanh (MBA) đối với các ứng viên. 
  • Về chứng chỉ được cấp bởi các nhà cung cấp sản phẩm như Cisco, Microsoft,… cũng thường được yêu cầu phải có đối với các Network Engineer.

Một vài thuật ngữ chuyên ngành IT cần nắm được

  • Algorithm: Là một thuật toán, trình tự xử lý để có thể thực hiện được một tác vụ trên máy tính;
  • Account: Là tài khoản sử dụng một dịch vụ nào đó, cho phép bạn truy cập và sử dụng nguồn tài nguyên hay tính năng của dịch vụ;
  • Nén dữ liệu: Là việc thu nhỏ dung lượng của một tệp hoặc data mà không làm mất đi ý nghĩa của nó theo trình tự nhất định;
  • Giải nén: Khôi phục lại trạng thái ban đầu của dữ liệu đã bị nén;
  • Infrastructure (Infra): Trong lĩnh vực IT, từ này có nghĩa là tất cả các máy móc, thiết bị, thiết lập cần thiết để vận hành một hệ thống, dịch vụ, phần mềm;
  • Stack Overflow: Là hoạt động dưới cơ chế hỏi và trả lời, một người hỏi, nhiều người khác vào trả lời;
  • Archive: Là phần mềm dùng để tổng hợp nhiều file vào chung 1 file;
  • Add on/Add in/Extension: Là các chức năng mở rộng được bổ sung cho ứng dụng. Những add-on này xuất hiện để phục vụ nhu cầu đặc thù của một bộ phận người dùng mà không thể thực hiện được với các chức năng cơ bản của app;
  • Extension: Là phần đầu tiên phía bên phải của dấu “.” ở trong tên file;
  • HTML: Là ngôn ngữ markup siêu văn bản dùng để tạo ra các trang Web. HTML giúp xây dựng cấu trúc logic của văn bản hay diện mạo của trang web;
  • SSL: Là một lớp bảo mật cho dữ liệu truyền tải giữa máy chủ web và trình duyệt;
  • OS: Là hệ thống phần mềm quản lý toàn bộ thiết bị máy tính (hoặc điện thoại). OS cung cấp các chức năng cơ bản nhất như keyboard input, screen output, disk, quản lý memory,…
  • Cookie: Là một dạng bản ghi được tạo ra và lưu trữ tạm thời trên máy tính thông qua trình duyệt Web. Cookie giúp các hệ thống tracking theo dõi được hành vi duyệt web của người dùng.
  • Script: Là một chương trình hoặc một tập hợp các lệnh được dịch hoặc thực hiện bởi một chương trình khác thay vì vi xử lí của máy tính. 
  • Hypertext: Là một hệ thống văn bản sử dụng máy tính. Là cơ cấu có thể liên kết nhiều văn bản với nhau, chèn thông tin vị trí (hyperlink) của một văn bản vào một văn bản tùy chọn.
  • Bug: Là lỗi ở trong chương trình máy tính. 
  • Debug: Là thao tác loại bỏ bug trong quá trình phát triển phần mềm. 
  • Firewall: Là hệ thống phòng tránh sự xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong mạng lưới hệ thống của tổ chức.

Các trường đào tạo IT hàng đầu

Các trường tại Việt Nam

Chất lượng các trường cao đẳng, đại học và trường nghề đào tạo ngành công nghệ tại Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Một số trường đào tạo được giới chuyên môn đánh giá cao là:

  • Tại Hà Nội:
    • Học viện Công nghệ – Bưu chính Viễn thông (Khoa Công nghệ thông tin)
    • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Học viện Kỹ thuật quân sự
    • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
    • Đại học Bách Khoa Hà Nội
    • Đại học FPT Hà Nội
    • Học viện Kỹ thuật mật mã
  • Tại TP.HCM:
    • Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM
    • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
    • Đại học Bách Khoa TP.HCM
    • Đại học FPT TP.HCM
  • Các khóa học đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech

Các trường tại nước ngoài

Có thể khẳng định rằng, chất lượng đào tạo ở các nước đứng đầu về công nghệ thế giới như Mỹ, Úc, Singapore là những điểm đến tuyệt vời cho các bạn có niềm đam mê phát triển trong lĩnh vực IT. Một số trường bạn đọc có thể tham khảo như:

  • Du học Mỹ:
    • Massachusetts Institute of Technology
    • Stanford University
  • Du học Úc:
    • University of New South Wales (UNSW Sydney)
    • University of Melbourne
  • Singapore:
    • Nanyang Technological University
    • The National University of Singapore (NUS)

Hy vọng những thông tin của bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất cũng như hành trang chuẩn bị chinh phục vị trí IT System Infrastructure!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *