Tổng quan ngành kiến trúc: Chọn trường và chọn nghề

Tổng quan ngành kiến trúc: Chọn trường và chọn nghề

Ngành kiến trúc, tiếng Anh là Architecture, là một trong số ít những ngành nghề có sự giao thoa giữa cả nghệ thuật và kỹ thuật. Công việc và nhiệm vụ của kiến trúc sư gồm có tổ chức, sắp xếp không gian, thiết kế mặt bằng, cấu trúc các công trình phục vụ đời sống sinh hoạt, vui chơi, giải trí của con người.

Kiến trúc là một ngành nghề thoạt nghe rất kỹ thuật nhưng thực tế cũng rất nghệ thuật. Qua hàng chục mùa tuyển sinh, ngành kiến trúc vẫn luôn giữ vững được phong độ do có một sức hút rất riêng. Trong bài viết này, hãy cùng Spiderum bóc tách từng lớp bí ẩn của ngành khoa học mang đậm tính nghệ thuật này nhé!

Ngành kiến trúc làm gì?

Ngành kiến trúc, tiếng Anh là Architecture, là một trong số ít những ngành nghề có sự giao thoa giữa cả nghệ thuật và kỹ thuật. Người làm trong ngành kiến trúc được gọi là kiến trúc sư. Công việc và nhiệm vụ của kiến trúc sư gồm có tổ chức, sắp xếp không gian, thiết kế mặt bằng, cấu trúc các công trình phục vụ đời sống sinh hoạt, vui chơi, giải trí của con người.

Sở dĩ nói có sự giao thoa giữa hai lĩnh vực là do việc thiết kế, xây dựng công trình cần đảm bảo tính ứng dụng và độ an toàn, đồng thời cũng phải có tính thẩm mỹ, phù hợp quang cảnh và mục đích sử dụng.

Các vị trí trong ngành kiến trúcCác chuyên ngành của Kiến trúc | Ngành Kiến trúc

Nhiều người thường nghĩ ngành kiến trúc chỉ gồm việc thiết kế nhà cửa, công trình nói chung. Tuy nhiên, thực tế ngành kiến trúc phân chia ra thành nhiều nhánh ngành và nghề theo chuyên môn.

  • Kiến trúc sư công trình: Nhiệm vụ chính của kiến trúc sư công trình là tạo ra những tòa nhà có kiến trúc độc đáo, ấn tượng và có tính ứng dụng cao khi đưa vào sử dụng thực tế. Đồng thời, họ cũng là người tính toán, cân nhắc đảm bảo tính an toàn, vững chãi và bền bỉ của công trình.
  • Kỹ sư thiết kế điện: Nhờ sự phát triển của công nghệ mà hệ thống điện thông minh ngày càng được chú trọng và áp dụng rộng rãi. Không chỉ vậy, nhiều công trình kiến trúc độc đáo còn yêu cầu một hệ thống điện riêng biệt để làm nổi bật các điểm nhấn trong thiết kế. Vì vậy, nghề kỹ sư thiết kế điện trong ngành kiến trúc ngày nay được dự đoán là đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
  • Quy hoạch đô thị: Vị trí này thường nằm trong các cơ quan nhà nước và các tập đoàn lớn về bất động sản. Công việc chính của họ là thiết kế và quy hoạch các công trình trong một vùng hành chính hoặc thuộc sở hữu của tập đoàn, doanh nghiệp. Người làm quy hoạch cần có kiến thức về bất động sản, luật pháp về đất đai, kiến thức xã hội, môi trường và tư duy thiết kế,…
  • Ngành kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị: Rất nhiều tòa chung cư, căn hộ hiện nay đều được chú trọng quảng cáo về “view” hướng biển, hướng núi hay công viên, hồ nước,… Để có những chiếc “view triệu đô” này thì bên cạnh thiết kế công trình còn cần đến người làm kiến trúc cảnh quan. Thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan đều có chung nhiệm vụ là tạo nên những vùng kiến trúc “nghệ thuật” trong khu dân cư, các vùng lân cận và bên trong các công trình.
  • Ngành kiến trúc nội thất: Xu hướng căn hộ thông minh đang ngày một phổ biến vì nhiều lý do. Việc thiết kế ra các loại nội thất thông minh hay bày trí nội thất trong nhà sao cho tối ưu nhất mà vẫn mang dấu ấn riêng của chủ nhân là công việc của các kiến trúc sư ngành kiến trúc nội thất.

Học ngành kiến trúc được trang bị kiến thức gì?

Tương tự các ngành kỹ thuật khác, các bạn sinh viên theo học ở các trường đào tạo ngành kiến trúc sẽ được trang bị kiến thức chung như lý thuyết căn bản phân tích và tính toán, luật xây dựng, lịch sử, công nghệ,…

Sau khi nắm vững những kiến thức căn bản nhất, trường sẽ đào tạo kiến thức chuyên sâu về kiến trúc và mỹ thuật như: Phương pháp sáng tác kiến trúc, Công tác quy hoạch – thiết kế đô thị, Vật liệu xây dựng, Cơ học kết cấu, Phương pháp thể hiện kiến trúc,…

Bên cạnh những kiến thức được đào tạo, bản thân người học cũng cần có những tố chất để theo đuổi được ngành nghề đặc thù này. Một số đặc điểm đó là:

  • Học tốt Toán và Lý: Kiến trúc sư rất cần kiến thức Toán và Lý để tính toán, đo đạc, thử nghiệm sức chịu đựng,… của công trình. Vậy nên nếu học tốt 2 môn học này và có niềm yêu thích với ngành kiến trúc thì hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ nhé!
  • Có mắt thẩm mỹ và khả năng vẽ tốt: Ngoài yếu tố an toàn thì yếu tố thẩm mỹ cũng là điểm quan trọng để đảm bảo mỹ quan đô thị. Một số trường đại học có yêu cầu sinh viên kiến trúc biết vẽ và có khả năng vẽ thẩm mỹ nên đây cũng là kỹ năng đáng cân nhắc khi muốn theo đuổi ngành này.
  • Sáng tạo: Vì cũng là một ngành nghệ thuật nên sức sáng tạo là điều cần thiết khi làm nghề. Nếu các công trình đều đẹp và bền giống nhau thì sáng tạo sẽ là điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt sản phẩm của bạn và những kiến trúc sư khác.

Cơ hội việc làm ngành kiến trúc

Sau khi tốt nghiệp sinh viên kiến trúc sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Một số vị trí cho sinh viên mới ra trường và sau khi ra trường 2 – 5 năm là:

  • Thiết kế, giám sát thi công các công trình xây dựng;
  • Làm việc tại các vị trí liên quan trong cơ quan Nhà nước;
  • Làm việc trong các phòng ban về Kỹ thuật – Thiết kế thuộc các tập đoàn, doanh nghiệp;
  • Làm kiến trúc sư tự do;
  • Làm việc cho các công ty chuyên về thiết kế;
  • Tư vấn viên về thiết kế công trình, nội thất,…;
  • Giảng dạy, làm việc theo hướng học thuật, nghiên cứu chuyên sâu.

Theo nhiều thống kê, mức lương của sinh viên ngành kiến trúc khá cao, mức khởi điểm khi mới ra trường có thể đạt mức 8 triệu VNĐ/tháng. Đối với người đã có kinh nghiệm vài năm, nếu làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thu nhập khoảng 12 – 20 triệu VND/tháng và con số này có thể lên mức trên 23 triệu VNĐ/tháng đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Các trường đào tạo ngành kiến trúc

Ngành kiến trúc thi khối nào?

Ngành kiến trúc thi khối nào?” là một trong số những câu hỏi được rất nhiều bạn gửi về cho chúng mình. Theo quy định hiện hành của các trường đào tạo ngành kiến trúc, tổ hợp để xét tuyển ngành kiến trúc bao gồm 2 khối V và khối H:

  • Khối H01: Toán, Văn, Mỹ thuật
  • Khối H02: Văn, Tiếng Anh, Vẽ
  • Khối V00: Toán, Lý, Mỹ thuật
  • Khối V02: Toán, Tiếng Anh, Mỹ thuật

Ngoài các khối trên, nhiều trường đại học hiện nay đã tuyển thêm cả khối A (A00, A01) và khối B00, D01, tạo điều kiện ứng tuyển cho nhiều bạn học sinh.

Tại Việt Nam:

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành kiến trúc mà Spiderum đã tổng hợp được:

  • Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Kiến trúc Hà Nội
    • Đại học Xây dựng
    • Đại học Mở Hà Nội
    • Đại học Phương Đông
    • Đại học Hòa Bình
    • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
    • Đại học Nguyễn Trãi
    • Đại học Hải Phòng
    • Đại học Kinh Bắc
  • Khu vực miền Trung:
    • Đại học Khoa học – Đại học Huế
    • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
    • Đại học Xây dựng miền Trung
    • Đại học Yersin Đà Lạt
    • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
  • Khu vực miền Nam:
    • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
    • Đại học Kiến trúc TP.HCM
    • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
    • Đại học Tôn Đức Thắng
    • Đại học Công nghệ TP.HCM
    • Đại học Nguyễn Tất Thành
    • Đại học Văn Lang
    • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
    • Đại học Nam Cần Thơ
    • Đại học Bình Dương
    • Đại học Thủ Dầu Một
    • Đại học Xây dựng miền Tây
    • Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

Du học ngành kiến trúc:

Du học ngành kiến trúc là một trong số những con đường được rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam lựa chọn. Du học ngành kiến trúc, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều nền văn hóa, tận mắt ngắm nhìn các lối kiến trúc khác nhau trên thế giới và giao lưu với bạn bè đa quốc gia. Những điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho khả năng sáng tạo và khiếu thẩm mỹ của bạn.

Nếu có ý định du học ngành kiến trúc, bạn có thể tham khảo một số ngôi trường nổi tiếng sau:

  • Mỹ:
    • University of Minnesota, Twin Cities Campus
    • University of Wisconsin-Milwaukee
    • University of Hartford
    • Valencia College
    • Alamo Colleges District
    • University of Kentucky
  • Anh:
    • University of Portsmouth
    • University of Reading
    • University of Westminster, London
    • University of Glasgow
    • SOAS University of London
  • Canada:
    • George Brown College
    • Carleton University
    • Conestoga College
    • Southern Alberta Institute of Technology
    • Northern Alberta Institute of Technology
  • New Zealand:
    • Victoria University of Wellington
    • Auckland University of Technology
    • University of Auckland
    • University of Canterbury
    • Unitec Institute of Technology

Như vậy, ngành kiến trúc không chỉ có cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập rất đáng mơ ước mà còn là thiên đường nghệ thuật để bạn thỏa sức sáng tạo. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu thêm về một ngành sáng tạo – nghệ thuật rất đặc biệt và chọn được cho mình hướng phát triển trong tương lai nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *