Ngành xuất bản – Không chỉ là in sách

Ngành xuất bản – Không chỉ là in sách

Ngành xuất bản được chia thành 2 chuyên ngành là: Xuất bản điện tử và Biên tập xuất bản. Theo đó, xuất bản điện tử là phát hành các ấn phẩm chứa thông tin dưới dạng số, giúp độc giả có thể theo dõi trên các phương tiện điện tử. Biên tập xuất bản là việc biên soạn, hiệu chỉnh lại bản thảo của tác giả trước khi xuất bản sách.

Sách là nguồn tri thức, kho tàng trí tuệ của nhân loại. Đã bao giờ bạn tò mò làm thế nào để xuất bản sách hay công việc của những con người thường xuyên làm việc với kho tàng kiến thức ấy là như thế nào chưa? Hãy cùng Spiderum tìm hiểu về ngành xuất bản ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm về xuất bản

Chương trình đào tạo Ngành Xuất bản - Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển  sinh Đại học Cao đẳng

Theo định nghĩa, xuất bản là hoạt động phổ biến, công bố rộng rãi cho công chúng các tác phẩm về văn học hoặc nghệ thuật như thơ, truyện, âm nhạc hay thông tin nói chung.

Ngành xuất bản được chia thành 2 chuyên ngành là: Xuất bản điện tử và Biên tập xuất bản. Theo đó, xuất bản điện tử là phát hành các ấn phẩm chứa thông tin dưới dạng số, giúp độc giả có thể theo dõi trên các phương tiện điện tử. Biên tập xuất bản là việc biên soạn, hiệu chỉnh lại bản thảo của tác giả trước khi xuất bản sách.

Những kiến thức được học từ ngành xuất bản

Theo học ngành xuất bản, sinh viên sẽ có kiến thức chuyên sâu và lý luận thực tiễn về công việc biên tập, xuất bản sách, phát hành ấn phẩm,… Các trường đại học thông thường không chỉ đào tạo riêng về lĩnh vực xuất bản các ấn phẩm in ấn mà còn trang bị cả kiến thức liên quan đến lĩnh vực truyền thông, văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật, kinh tế,… cho sinh viên. Những kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc thực tế, đặc biệt là quá trình biên tập ấn phẩm.

Bên cạnh kiến thức chuyên ngành thì kỹ năng mềm cũng nên được chú trọng phát triển bởi đây là công việc đòi hỏi tính linh động, vốn sống và khả năng giao tiếp tốt. Việc học tập không ngừng và tích cực trau dồi kiến thức mới sẽ giúp các bạn sinh viên tránh khỏi những bỡ ngỡ khi bắt đầu đi làm và hoàn toàn có khả năng áp dụng kiến thức bản thân vào thực tiễn ngay sau khi rời khỏi cánh cửa đại học.

Các kỹ năng khác mà bạn cần chú trọng khi theo ngành xuất bản đó là các kỹ năng tổ chức, biên tập văn bản, các kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng sử dụng các thiết bị liên quan như máy ảnh, máy in,… Đây là những kỹ năng không thể thiếu đối với bất cứ ai làm việc trong ngành xuất bản.

Cơ hội nghề nghiệp ngành xuất bản

Trong lĩnh vực chủ đạo về sáng tạo nội dung:

  • Content writer: Đây là công việc sáng tạo các nội dung cho các ấn phẩm, không chỉ bao gồm các ấn phẩm báo chí, sách mà còn có cả các loại hình trực tuyến như website, blog,…
  • Biên tập viên cho nhà xuất bản: Công việc chính của những biên tập viên là kiểm tra và kiểm soát chất lượng của các nội dung in ấn.
  • Biên tập viên trong đài truyền hình: Làm biên tập viên đài truyền hình, công việc quan trọng bậc nhất là kiểm soát tính xác thực và sắp xếp các nội dung sao cho phù hợp lên sóng.
  • Phóng viên báo chí: Phóng viên báo chí là những người thu thập các loại hình tin tức và tổng hợp tin tức dưới dạng văn bản một cách logic.

Trong lĩnh vực hành chính:

  • Thủ thư: Thủ thư là những chuyên gia trong các lĩnh vực sắp xếp, phân loại nội dung, dữ liệu tại các doanh nghiệp.
  • Kế toán tài vụ: Công việc của vị trí này là kiểm soát các nội dung văn thư, chứng từ liên quan đến hành chính.

Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất bản:

  • Nhân viên phụ trách in ấn: Đây là vị trí tiếp nhận và xử lý các loại hình thông tin để xác định in các ấn phẩm theo yêu cầu.
  • Nhân viên phát hành: Đây là vị trí phụ trách hoạt động tư vấn phương thức xuất bản.
  • Nhân viên chỉnh sửa bản thảo: Công việc của những nhân viên hiệu chỉnh là rà soát chất lượng cũng như thiết kế của các ấn phẩm.
  • Kỹ thuật viên chế bản: Đây là một trong những vị trí công việc khó trong ngành xuất bản bởi họ là những người phụ trách hình thức, dàn trang, thiết kế của các loại hình ấn phẩm.
  • Chuyên viên khai thác và giao dịch: Công việc của những người làm vị trí này là đảm bảo các hoạt động giao dịch, đặc biệt là hoạt động bản quyền tại các nhà xuất bản.
  • Thiết kế mỹ thuật (họa sĩ cho nhà xuất bản): Đây là những người sáng tạo hình ảnh nhằm truyền tải nội dung cho các ấn phẩm.

Thu nhập từ công việc ngành xuất bản

Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương nhận được khi làm việc trong ngành xuất bản thường ở mức 5 – 7 triệu/tháng. Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm thì mức thu nhập trong ngành xuất bản trở nên vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo các mức cho một số vị trí dưới đây:

  • Biên tập viên – 25 triệu đồng/tháng
  • Phóng viên báo chí – 25 triệu đồng/tháng
  • Content writer – 15 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên phụ trách in ấn – 12 triệu đồng/tháng
  • Họa sĩ – 20 triệu đồng/tháng
  • Nhân viên phát hành – 10 triệu đồng/tháng
  • Chuyên viên khai thác và giao dịch – 12 triệu đồng/tháng
  • Kỹ thuật viên chế bản – 17 triệu đồng/tháng

Học ngành xuất bản ở đâu?

Hiện nay, chỉ có duy nhất trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) là có chương trình đào tạo ngành xuất bản nằm ở khu vực miền Bắc. Ngoài ra, Đại học Văn hóa Hà Nội có khoa Xuất bản, Phát hành chuyên ngành Kinh doanh Xuất bản phẩm cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Tuy nhiên với một ngành rất nhiều vị trí và công việc tiềm năng như ngành xuất bản, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ những ngành học khác. Nếu muốn trở thành kỹ thuật viên chế bản, họa sĩ thiết kế mỹ thuật thì có thể theo học tại các trường như Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kiến trúc, Cao đẳng Mỹ thuật, Đại học văn hóa… Hay trở thành nhân viên khai thác và giao dịch hoặc nhân viên phát hành thông qua việc theo học các trường Đại học thuộc khối ngành kinh tế.

Hy vọng rằng với bài viết trên, các bạn đã có cho mình một góc nhìn toàn cảnh và bao quát nhất về ngành xuất bản này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *